TIÊU CHẢY CÁP

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Trang 56 - 59)

2.1. Định nghĩa

- Tiêu chảy: là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ.

+ Tiêu chảy cấp: thời gian tiêu chảy không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) phân lòng, toé nước

+ Tiêu chảy kéo dài: thời gian tiêu chảy trên 14 ngày + Hội chứng lỵ: tiêu chảy có máu trong phân

Câu 32. Trình bày cách chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp theo nguyên tắc y học gia đình TL:

2.2. Nguyên tắc chăm sóc theo chăm sóc y học gia đình

2.2.1. Bồi phụ nước điện giải

- Phải bồi phụ nước, điện giải ngay từ đầu vì nguy cơ tử vong trong ỉa chảy là mất nước và điện giải. Bồi phụ nước và điện giải theo 3 mức độ

2.2.2. Điều trị theo nguyên nhân tiêu chảy

- Tiêu chảy do virus: không cần dùng kháng sinh, cằn bồi phụ nước điện giải, cho ăn đầy đủ, bệnh nhi sẽ tự khỏi.

- Tiêu chảy do vi khuẩn: dùng kháng sinh có thể làm ngắn thời gian của bệnh. Kháng sinh dùng không đúng chỉ định sẽ làm tiêu chảy kéo dài. Kháng sinh chỉ được chỉ định trong các trường

hợp sau:

+ Lỵ trực khuẩn: dùng 1 trong 2 loại sau: Biseptol hay Nalidixic acid (Negram) + Tả nặng: có thể dùng 1 trong các thuốc sau Tetracyclin hoặc Furazolidon Hiện nay dùng ciprofloxacin 30mg/kg chia 2 lần/ngày trong 3 ngày.

- Tiêu chảy do ký sinh trùng:

+ Lỵ amip (Entamoeba histolytica) dùng 1 trong 2 loại sau: Metronidazol (Flagyl, klion) hoặc Hydroemetin.

+ Đơn bào Giardia: dùng 1 trong 2 loại sau Metronidazol hay Quinacrin

2.2.3. Không dùng các thuốc chổng nôn ị cầm ỉa

- Thuốc phiện, Imodium...thực chất làm giảm nhu động ruột, có nhiều tai biến khi sử dụng như liệt ruột, trướng bụng, ngộ độc, không được dùng để điều trị tiêu chảy cấp.

- Các loại Kaolin, Pectin. Tanin ít tác dụng thực sự trong điều trị tiêu chảy cấp, không nên dùng cho trẻ.

2.2.4 Điều trị các triệu chứng

Sốt, co giật, chướng bụng, hạ kali máu...

2.2.5. Dinh dưỡng điều trị

- Không bắt nhịn ăn, không kiêng ăn, phải bảo đảm cung cấp chất dinh dường cho bệnh nhi. Khi bệnh không có dấu hiệu mất nước tiếp tục cho trẻ bú sừa mẹ, ăn như thường, nếu trẻ chán ăn có thể cho ăn nhiều bữa hơn ít nhất 6 bừa trong 1 ngày. Cho uống nước quả tươi hoặc chuối nghiền để cung cấp thêm Kali cho trẻ. Sử dụng thừc ăn theo ô vuông thức ăn, thức ăn cần được nghiền nhỏ nấu kỳ.

- Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, mất nước nặng, khi các dấu hiệu mất nước đà giảm, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, cho ăn dần các thức ăn khác và dần dần trở lại che độ ăn bình thường càn sớm càng tốt.

- Khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy, cho trẻ ăn thêm 1 bừa/ 1 ngày trong 2 tuần để trẻ lấy lại cân nhanh chóng.

Câu 33. Trình bày cách chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp theo nguyên tắc y học gia đình TL:

2.3. Xử trí trẻ bị bệnh ở tai

Tai giừa là một phần của đường hô hấp trên vì nó thông với phần họng ở vòi Eustache. Khi trẻ bị viêm họng cũng dễ bị viêm tai giữa.

2.3.1. Viêm tai giữa chưa chảy mủ cấp

-Triệu chứng: Bệnh sốt cao, đau tai. Khám thấy màng nhĩ hơi phồng, căng bóng và mất nón sáng.

- Xử trí: Gửi đến chuyên khoa khám và điều trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Viêm tai giữa chảy mủ cấp

Bệnh nhân chảy mủ tai dưới 7 ngày.

- Xử trí: Gửi đến chuyên khoa khám và điều trị.

2.3.3. Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính

- Triệu chứng: Bệnh nhân chảy mủ tai trên 14 ngày.

- Xử trí: Gửi đến chuyên khoa khám và điều trị.

33.3. Viêm tai xưưng chũm

-Triệu chứng: Bệnh nhân xưng đau sau tai.

-Xử trí: Gửi đến chuyên khoa chẩn đoán để mổ xương chũm.

3.4. Phòng nhiễm khuẩn hô hấp

Để giảm tý lệ mắc bệnh và tử vong do NKHHC cần phải tiến hành các biện pháp sau:

- Quản lý thai nghén tốt để tránh đẻ non, đẻ khó.

- Bảo đảm cho trẻ được bú mẹ và ăn sam đúng đế tránh suy dinh dường. -Vệ sinh môi trường tốt để hạn chế các dị nguyên đường hô hấp.

-Giừ ấm cho trẻ vào mùa đông và khi thay đổi thời tiết.

-Tuyên truyền và tư vấn cho các bà mẹ cách nuôi con đúng khoa học và phát hiện sớm NKHHC đé xử trí kịp thời.

Câu 34. Trình bày cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng theo nguyên tắc y học gia đình TL:

2.4. Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ

2.4.1. Trẻ dưới 6 tháng

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Cho bú bất cứu lúc nào trẻ muốn, cả ngày lân đêm, ít nhất 8 ngày/lần.

- Không nên cho trẻ ăn, uống thêm bất cứ thức ăn gì

- Đối với trẻ từ 4-6 tháng, chỉ cho ăn thêm nếu thấy trẻ: + vẫn đòi ăn sau mỗi bữa bú hoặc

+ Không tăng cân bình thường

Cho ăn thêm 1 đến 2 bừa bột đặc dần mỗi ngày với các loại thưc ăn như cho trẻ từ 6-12 tháng.

- Neu mẹ không có sữa, cho trẻ ăn sữa pha theo công thức phù hợp VỚI trẻ

- Không cho bú bình

- Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn, cản ngày lẫn đêm

- Cho trẻ ăn các loại thức ăn bổ sung chất dinh dường. Thực hiện “Tô màu bát bột” với đầy đủ 4 nhóm thức ăn.

Bột đặc với:

+ Thịt (gà, lợn, bò) hoặc cá, cua, tôm, đậu phụ băm hoặc nghiền nhỏ hoặc trứng...và

+ Rau xanh nghiền hoặc băm nhỏ như rau ngót, bí ngô, cà rốt, rau cải, rau muống, bắp cải, su hào...và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 1 thìa mờ hoặc dầu ăn

- Cho trẻ ăn thêm các loại quả sằn có ở địa phương như chuối, hồng xiêm, cam, xoài, đu đủ, táo...sau khi ăn và xen giữa các bừa ăn chính

- Không cho trẻ bú chai

2.4.3. Từ 12 tháng đến 2 tuổi

- Tiếp tục cho trẻ bú lúc nào muốn

- Cho trẻ ăn các loại thức ãn phôi hợp sau:

+ Thịt (gà, lợn, bò) ninh nhừ hoặc băm hay thái nhở hoặc cá, tôm, hoặc trứng...và + Rau xanh băm nhỏ như rau ngót, rau cải, rau muống, bắp cải, su hào...và

+ 1 thìa mờ hoặc dầu

- Cho trẻ ăn các thức ăn này 4 bữa/ngày, ít nhât 1-1,5 bát một bừa

- Cho trẻ ăn thêm các loại quả sẵn có tại địa phương như chuối, hồng xiêm, cam, xoài, đu đủ - Không cho trẻ bú chai

4.3.4, Trẻ 2 tuổi và lớn hơn

- Cho trẻ ăn 3 bừa cùng gia đình, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều chất dinh dường như thịt, cá, tôm, trứng, các loại rau xanh.

- Xen giừa 3 bừa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ bằng các loại sừa, bánh - Cho trẻ ăn thêm các loại quả sẵn có ở đại phương như đu đủ, xoài, hồng xiêm, chuối...

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Trang 56 - 59)