NGƯỜI KITƠ HỮU TRONG THẾ CHIẾN

Một phần của tài liệu LƯỢC-SỬ-GIÁO-HỘI-CÔNG-GIÁO-LM-Trần-Đình-Quảng (Trang 52 - 53)

1. Những thảm họa của chiến tranh

Cũng như mọi cơng dân khác, người kitơ hữu phải chịu những hậu quả của cuộc chiến: tàn phá chết chĩc trong một Châu Âu mà 3/4 bị Đức Quốc Xã thống trị. Lương tâm Kitơ giáo bị đặt trước những lựa chọn khĩ khăn: thái độ với kẻ chiếm đĩng như thế nào? Cĩ phải tuân phục chính quyền hiện hữu? Cĩ được thụ động trước việc người Dothái bị hủy diệt? Bạo động cĩ hợp pháp để giải phĩng tổ quốc khơng? Các thái độ khác nhau tùy thuộc từng nước và ngay ở trong mọi nước.

Balan: phần phía tây bị sát nhập vào Đức. Tơn giáo bị bách hại. Tại Nga, chính quyền cộng sản thúc đẩy lịng ái quốc của tơn giáo để chống Phát xít, nhưng khi hịa bình lập lại, họ lại trở mặt đàn áp tơn giáo. Ở Hịa Lan, Cơng Giáo và Tin lành phối hợp chống lại việc đàn áp người Dothái, nên bị quân Đức trả đũa nặng nề. Ở Pháp chính quyền Pétain dành nhiều thuận lợi cho Cơng Giáo, nhưng một số tín hữu Cơng Giáo đã sớm đứng về phe kháng chiến.

2. Thái độ thinh lặng của Đức Piơ XII

Khác với Đức Bênêđíctơ XV, người đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã kêu gọi hịa bình ở Thế Chiến I, Đức Piơ XII hồi sinh tiền hầu như được mọi người ca ngợi về thái độ của người trong cuộc chiến. Thế nhưng, sau này người ta lại chỉ trích thái độ im lặng của người. Thật ra người đã nỗ lực ngăn chặn chiến tranh từ 1939-1940, sau đĩ người đã kêu gọi Moussolini đứng ngồi cuộc chiến, cuối cùng người đã thúc đẩy nhà vua loại trừ Moussolini và phản đối những cuộc oanh tạc.

Thật ra cĩ những lúc người phải im lặng, kể cả trước việc người Dothái bị tiêu diệt. Người cảm thấy bất lực, và với sự khơn ngoan suy đốn, sự im lặng của người cĩ lợi hơn. Thực tế cho thấy đường lối ngoại giao của người đạt kết quả hơn là lên tiếng phản đối. Cĩ những nơi giáo quyền can thiệp thì quân Đức lại tàn sát dữ dội hơn.

Một phần của tài liệu LƯỢC-SỬ-GIÁO-HỘI-CÔNG-GIÁO-LM-Trần-Đình-Quảng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)