Các tiêu chí về kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

1.1.3. Các tiêu chí về kinh tế trang trại

1.1.3.1. Tiêu chí phân loại trang trại

Mỗi quốc gia có tiêu chí nhận dạng KTTT không hoàn toàn giống nhau, quan điểm của các nước về KTTT được nhận dạng theo các đặc trưng của TT.

Ở Việt Nam KTTT được hình thành và phát triển với thời gian không dài, nền tảng phát triển của KTTT là kinh tế hộ cho nên sự khác nhau giữa kinh tế hộ với KTTT không nhiều. Do vậy từ đầu những năm 1990 một số địa phương đã tự quy định các tiêu chí về KTTT để phân biệt giữa KTTT với kinh tế hộ. Trong quá trình hoạt động và phát triển của KTTT của từng vùng, từng địa phương có đặc điểm khác nhau nên xác định tiêu chí nhận dạng KTTT khác nhau, để có cơ sở tổng kết, đánh giá về KTTT và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT, ngày 23 tháng 6 năm 2000, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê đã có Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định KTTT;

a. Thông tư Số 62/2003/TTLT/BNN-TCTK, ngày 20 tháng 05 năm 2003 của Bộ BNN-TCTK sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, xác định: Một hộ SXNN, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định theo tiêu chí định lượng xác định là KTTT bao gồm: (Bộ NN&PTNT, 2003).

+ Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm:

- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: Từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: Từ 50 triệu đồng trở lên.

+ Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.

* Đối với TT trồng trọt.

- TT trồng cây hàng năm.

+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

- TT trồng cây lâu năm.

+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

+ TT trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.

* Đối với TT lâm nghiệp: từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước. * Đối với TT chăn nuôi

- Chăn nuôi đại gia súc, trâu bò.v.v.: chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.

- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê .v.v.: chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.

- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

* Đối với TT nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).

* Giá trị sản lượng hàng hóa là tiêu chí để xác định các sản phẩm có tính chất đặc thù riêng của nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản như: trồng hoa, cây cảnh, nuôi ong… (chỉ tiêu 1).

* Loại sản phẩm hàng hóa của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong cùng một hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì tiêu chí để xác định TT là giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân 1 năm.

b. Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT quy định tiêu chí mới của trang trại Trải qua 10 năm thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN- TCTK đã có những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó không thể không có những bất cập. Đặc biệt tiêu chí cho thấy sự bất cập nhất là về giá trị sản lượng hàng hóa trong năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên là quá thấp so với kinh tế hộ. Để xác định rõ hơn về KTTT phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay, ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT quy định tiêu chí mới của TT. Theo đó, TT được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau: TT trồng trọt; TT chăn nuôi; TT lâm nghiệp; TT nuôi trồng thủy sản và TT tổng hợp. TT chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là những TT có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của TT trong năm. Trong trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là TT tổng hợp (Bộ NN&PTNT, 2011).

Theo Thông tư này, cá nhân, hộ gia đình SXNN, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn TT phải thỏa mãn các điều kiện sau:

1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: - Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm. 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm.

Thực hiện theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 thì tổng số TT của cả nước nói chung và của thành phố Sông Công nói riêng giảm gần 90%, nhìn chung ảnh hưởng bởi tiêu chí giá trị sản lượng hàng hóa là chính

vì GTSX từ 40 triệu đồng lên tối thiểu 500 triệu đồng và TT chăn nuôi là 1 tỷ đồng, còn tiêu chí mức hạn điền có thay đổi nhưng không đáng kể.

c. Thông tư số 02/2020/TT/BNNPTNT quy định tiêu chí kinh tế trang trại

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 02/2020/TT/BNNPTNT quy định tiêu chí kinh tế trang trại.

* Đối với trang trại chuyên ngành:

- Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;

- Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;

- Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn;

- Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;

- Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.

* Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên (Thông tư số 02/2020/TT/BNNPTNT).

1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triểnkinh tế trang trại theo hướng bền vững

Phát triển KTTT theo hướng bền vững là vấn đề phức tạp và không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tối ưu. Bởi trong thực tế, con người thường đứng trước một sự lựa chọn không phải dễ dàng giữa nhiều vấn đề cùng phát sinh. Vì vậy, việc thiết lập nội dung tiêu chí để đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững là việc làm khó khăn chưa hẳn đạt được sự đồng thuận của các chủ TT. Song đây là việc làm cần thiết, làm cơ sở để tổ chức đánh giá, quản lý phát triển KTTT theo hướng bền vững.

* Tiêu chí về góc độ kinh tế: - Số lượng TT tăng theo thời gian.

- Quy mô các nguồn lực sản xuất của TT không ngừng tăng lên. - Cơ cấu KTTT chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Kết quả hoạt động SXKD của KTTT ngày càng cao, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu (GTSX, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp …).

- Hiệu quả của các hoạt động SXKD của KTTT ngày càng cao, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu (GTSX, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp)/(chi phí trung gian, đơn vị diện tích, lao động).

Khi đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững theo góc độ về kinh tế nêu trên cần phải lưu ý, xu hướng chung là giá trị các chỉ tiêu đều tăng liên tục theo thời gian (năm sau cao hơn năm trước) thì đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững đạt được về mặt kinh tế. Song riêng chỉ tiêu về số lượng TT không nhất thiết phải liên tục tăng theo thời gian vì thay đổi tiêu chí qui mô của TT mà chủ yếu dựa vào quy mô các nguồn lực của TT để đánh giá sự phát triển TT về quy mô. Nếu các chỉ tiêu không thống nhất (có chỉ tiêu biến động tăng, có chỉ tiêu biến động giảm theo thời gian) thì dựa vào từng chỉ tiêu cụ thể để đánh giá sự phát triển KTTT về quy mô, cơ cấu, chất lượng… Trong đó, phát triển KTTT về chất lượng sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc đánh giá mức độ đạt được của phát triển KTTT theo hướng bền vững về kinh tế.

* Tiêu chí về góc độ xã hội:

- Tổng số lượng lao động làm việc trong khu vực KTTT trên địa bàn. - Thu nhập của người lao động trong khu vực KTTT trên địa bàn.

- Đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn.

- Quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ KTTT với địa phương. - Góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội.

* Tiêu chí về góc độ môi trường

- Tỉ lệ TT có ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái trên tổng số TT hoạt động trên địa bàn.

- Tỉ lệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tổng số TT hoạt động trên địa bàn. Ngoài ra, việc đánh giá phát triển KTTT theo hướng bền vững còn được thông qua các yếu tố như mức độ hài hòa, thống nhất giữa các mục tiêu: KT-XH và môi trường. Ba mục tiêu phát triển KTTT bền vững có tính hệ thống, kết hợp chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)