4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
3.2.4. Vốn của cáctrang trại
Vốn được hiểu là toàn bộ những giá trị đầu tư vào trong quá trình hoạt động sản xuất và tiêu thụ của trang trại. Như vậy vốn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các TT, có vốn các TT mới mở rộng SXKD, mua sắm trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch trong tương lai. Yêu cầu đặt ra đối với các TT là cần phải có sự quản lý và sử dụng hiệu quả đồng vốn bỏ ra nhằm bảo toàn và phát triển đồng vốn, đảm bảo cho các TT ngày càng phát triển bền vững.
Bảng 3.9. Tình hình đầu tư vốn của các trang trại năm 2020
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Cơ cấu (%)
Tổng vốn đầu tư của TT 2900,0 100
1. Vốn cố định 1972,0 68 - Vốn chủ TT 1281,8 65 - Vốn vay 690,2 35 + Vay NH, tổ chức TD 593,6 86 + Vốn khác 96,6 14 2. Vốn lưu động 928,0 32 - Vốn chủ TT 417,6 45 - Vốn vay 510,4 55 + Vay NH, tổ chức TD 301,1 59 + Vốn khác 209,3 41
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Bảng số liệu cho thấy tổng vốn đầu tư bình quân của một loại hình TT là 2,9 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 68%, vốn lưu động là 32%. Nhìn chung vốn đầu tư ở trang trại phần lớn là vốn của chủ trang trại là chính còn lại đi vay. Nguồn vốn vay thì tỷ lệ vay ngân hàng chiếm trên 50%, còn lại là huy động từ anh chị em bạn bè thân thiết, phần còn lại vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng còn hạn chế. Nguyên nhân là một số năm gần đây việc sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều rủi ro nên các thủ tục và quy định để TT tiếp cận được vốn còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác Nhà nước
tập trung các chính sách cho vay thông qua ngân hàng NN&PTNT ưu tiên cho các hộ nông dân nhằm xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai… chưa có chính sách hỗ trợ vốn vay lớn cho mỗi TT trong thành phố.