4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
3.4.8. Yếu tố về môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm
Môi trường sinh thái là một hệ thống chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Các đối tượng sản xuất của KTTT đều là sinh vật sống do vậy nếu môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái tầng ozon sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển KTTT bền vững và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, sự phát triển ngành nông lâm nghiệp không theo hướng bền vững, nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Một nguyên nhân nữa là do sự mất cân bằng giữa tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường xảy ra.
Trong quá trình phát triển KTTT chủ TT biết rất rõ vai trò của việc bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà nông dân nói chung và chủ TT nói riêng đã không áp dụng các tiến bộ KH-KT trong sản xuất bằng nhiều biện pháp như: chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên các loại rau, hoa (màng phủ nông nghiệp, nhà kính, nhà lưới, tưới tự động...). Trang trại chăn nuôi xả một lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn) từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở thành phố Sông Công rất lớn. Tỷ lệ chất thải trong quá trình chăn nuôi được xử lý còn rất thấp hầu hết được thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe người nhân dân. Do hầu hết các hộ chăn nuôi trong tỉnh đều nằm xen kẽ với khu dân cư tập trung nên việc quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung và nhân rộng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Qua khảo sát ý kiến của nhà quản lý ở địa phương về mức độ thực hiện việc bảo vệ môi trường của các TT được tổng hợp qua bảng dưới đây:
Bảng 3.25: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về mức độ bảo vệ môi trường của các trang trại trên địa bàn thành phố Sông Công
Đơn vị tính:%
Mức độ bảo vệ môi trường Thành phố Xã
1. Dưới 10 28 27,7
2. Từ 10 đến 50 44 46,8
3. Từ 50 đến 80 20 17,0
4. Từ trên 80 8 8,5
Tỷ lệ ý kiến 100 100,0
(Ghi chú: Đánh giá theo các cấp bậc: mức dưới 10% bảo vệ môi trường rất thấp gây ra ô nhiễm môi trường; mức từ 10 đến 50% bảo vệ môi trường ở mức độ trung bình; mức từ 50 đến 80% bảo vệ môi trường tốt; mức đến 80% bảo vệ môi trường rất tốt)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Bảng trên cho ta thấy các ý kiến của cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn thành phố Sông Công đánh giá việc các loại hình TT đã thực hiện đảm bảo được yếu tố bảo vệ môi trường ở mức độ như sau: 27% tổng số cán bộ các cấp đánh giá các chủ TT mức độ bảo vệ môi trường dưới 10%; có 46% tổng số ý kiến cho rằng đảm bảo ở mức trung bình, có 18% ý kiến cho rằng TT bảo vệ môi trường tốt và có 9% cho rằng các loại hình TT bảo vệ môi trường rất tốt. Nguyên nhân chưa thực hiện tốt được việc bảo vệ môi trường được tổng hợp ý kiến của cán bộ các cấp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.26: Tổng hợp ý kiến ở các cấp về nguyên nhân trang trại chưa thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường
Đơn vị tính: %
Nguyên nhân Thành phố Xã
1. Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ môi trường còn hạn chế 22 29,8 2. Chính quyền địa phương chưa có biện pháp cụ thể 22 14,9 3. Chủ TT chưa có ý thức bảo vệ môi trường 24 45,7 4. Chủ TT chưa hiểu về việc cần bảo vệ môi trường 46 5,3
5. Nguyên nhân khác 6 4,3
Tỷ lệ ý kiến từng cấp 100 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Nguyên nhân là các TT của thành phố chỉ có 1 loại hình chăn nuôi và chủ TT đã sử dụng các biện pháp xử lý nước thải nhưng chưa triệt để và một số TT thì vẫn chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường, ý kiến cao nhất là ý thức của chủ TT về
bảo vệ môi trường thấp chiếm 46% cấp xã còn cấp thành phố là 24%. Mặt khác một số ý kiến cho rằng do chính quyền địa phương chưa có biện pháp mạnh trong việc xử lý các loại hình TT vi phạm làm ô nhiễm môi trường (chiếm 21%). Có 27% ý kiến các cấp là không có chế tài nên nhiều TT chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn ở các vùng phường Lương Sơn, xã Bá Xuyên, xã Bình Sơn thành phố Sông Công đã gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Một số TT chăn nuôi còn chưa ý thức vào việc xử lí chất thải mà thải trực tiếp xuống ao hồ để nuôi cá, vịt hoặc thải ra bên ngoài làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Thêm vào đó việc dọn dẹp chuồng trại bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra khối lượng nước thải khá lớn chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virut, vi trùng, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng người dân xung quanh. Do chủ TT chăn nuôi cắt giảm chi phí, bằng cách giảm chi phí xử lý chất thải vì chi phí này trong chăn nuôi rất cao, chẳng hạn như chi phí đầu tư một bể biogas khoảng 13-15 triệu đồng, xử lý chất thải cho khoảng 50 con lợn, đối với TT chăn nuôi lớn thì không áp dụng biện pháp này mà phải xây dựng hệ thống thu mùi và chất thải hiện đại mới đảm bảo được vấn đề môi trường. Một số TT vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, thức ăn tăng trọng do đó chất lượng sản phẩm không cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.
Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay đang được Nhà nước quan tâm, giải quyết; đặc biệt những bức xúc nổi cộm từ hoạt động sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi như nguồn nước tưới, loại phân bón ngoài danh mục, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, lạm dụng kháng sinh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi...Để tạo ra những thực phẩm an toàn đến với người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu xã hội, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng thì trước hết cần kiểm soát sản phẩm an toàn từ khâu sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Đồng thời giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm cho người sản xuất. Thành phố Sông Công xác định cần tích cực giám sát, kiểm soát nội bộ giữa các hộ nông dân và TT trong hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Tổ chức thông tin, giáo dục, tuyên truyền về an toàn thực phẩm để các hộ xã viên và chủ TT biết chấp hành các quy định của Nhà nước về ATTP nông, lâm, thủy sản từ đó thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Bên cạnh đó, đảm bảo công bằng quyền, nghĩa vụ trong việc chấp hành an toàn thực phẩm cho tất cả các hộ xã viên và chủ TT trong vùng sản xuất. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm
cho các hộ và chủ TT đủ điều kiện, phát hiện, công bố danh sách và xử lý nghiêm các hộ hoặc TT vi phạm về an toàn thực phẩm.
3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Sông Công