7. Kết cấu luận văn
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng nhân lực Ban quản lý
Con ngƣời là yếu tố đầu vào thiết yếu, quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của các dự án đầu tƣ. Mọi công tác quản lý đều do con ngƣời thực hiện để hoàn thành mục tiêu dự án đặt ra. Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tƣ xây dựng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia và con ngƣời mới có vai trò kết nối giữa các bên. Qua đánh giá thực trạng công quản lý dự án tại Ban QLDA ĐTXD & PTQĐ thành phố Quy Nhơn ở chƣơng 2 cho thấy công tác đấu thầu còn yếu (hộp
2.1) do cán bộ thiếu kinh nghiệm, công tác quản lý chất lƣợng còn nhiều bất cập do thiếu kiểm soát đầu vào và quá trình thi công dự án, cán bộ của Ban thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn vốn đối ứng,… điều đó cho thấy việc cần thiết phải nâng cao chất lƣợng nhân lực của Ban.
Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lƣợng nhân lực tại Ban nhƣ sau:
- Thực hiện quy hoạch lại cán bộ của Ban
Để xây dựng và tạo nguồn nhân lực chất lƣợng đòi hỏi mỗi đơn vị nói chung và Ban quản lý nói riêng cần có kế hoạch quy hoạch cán bộ cho mình. Những nội dung cần thực hiện trong công tác quy hoạch cán bộ đó là công tác đào tạo, bồi dƣỡng, cử cán bộ của Ban đi tham gia đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tự trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm thƣờng xuyên về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Từ đó tích lũy kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp trong công việc nhƣ: kỹ năng lập kế hoạch triển khai dự án, kỹ năng quản lý các nội dung thực hiện dự án, kỹ năng xử lý các sự cố và các công việc phát sinh. Từ đó tham mƣu cho lãnh đạo Ban để đƣa ra các biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo sự thành công của dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
- Mỗi năm cần thực hiện rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ của Ban cả về số lƣợng và chất lƣợng, xây dựng cơ cấu nhân sự mới theo hƣớng tăng thêm các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm thuộc chuyên ngành xây dựng. Tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp và có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Kiên quyết loại bỏ các cán bộ của Ban không đủ trình độ và năng lực. Bố trí, đề bạt cán bộ phải tuân thủ “nguyên tắc” đúng ngƣời, đúng việc trong hệ thống quản lý dự án.
- Hằng năm Ban cần xây dựng kế hoạch tuyển chọn các cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm tham gia vào việc lập dự án, tổ chức giám sát thi công nhằm hạn chế các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực thi dự án.
- Bên cạnh việc tuyển dụng để bổ sung nhân sự có chất lƣợng cao vào làm việc tại Ban thì việc tự nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Ban thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn là cần thiết. Đây là cách phát triển nhân lực nội tại nhanh và hiệu quả nhằm đảm bảo lấp đƣợc khoảng cách giữa cán bộ có thâm niên lâu năm và cán bộ trẻ.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ cán bộ của Ban quản lý để làm căn cứ, làm cơ sở đánh giá chất lƣợng cán bộ hằng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lƣợc xây dựng đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao tại Ban.
3.3.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án xây dựng luôn đòi hỏi đổi mới, sáng tạo, khoa học và phải đƣợc hoàn thiện không ngừng trên cơ sở những phƣơng pháp, nguyên lý đã đƣợc đúc kết bởi lý luận và thực tiễn. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng nói riêng, quản lý dự án nói chung, không có chỗ cho sự áp đặt thô bạo, duy ý chí. Vì vậy, trong giải pháp, cần phải thấm nhuần những quan điểm này. Mục đích của việc tổ chức nhằm để đạt đƣợc sự hợp tác tích cực các thành viên tham gia quản lý dự án, đồng thời phân định rõ vai trò và trách nhiệm cho những ngƣời tham gia và xác định rõ nhiệm vụ của từng đối tƣợng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ban QLDA ĐTXD &PTQĐ TP.Quy Nhơn cần:
- Thiết lập một sơ đồ trách nhiệm cụ thể để tăng cƣờng sự phối kết hợp trong công tác tổ chức dự án với các đơn vị có liên quan.
- Công việc điều hành dự án cũng đƣợc thực hiện theo quan điểm phi tập trung hóa trong quản lý dự án, phân định rõ trách nhiệm của từng ngƣời đối với từng công việc, buộc mỗi ngƣời phải tôn trọng những cam kết ban đầu. Tuy nhiên, để hiệu quả điều hành dự án cao đòi hỏi tất cả mọi ngƣời, bất kỳ ở cấp độ điều hành nào cũng cần phải có những thông tin đƣợc cập nhật tốt, sẵn sàng chia sẻ và luôn có tinh thần hợp tác trong việc giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc nảy sinh trong tiến trình thực hiện dự án.
- Xây dựng các thủ tục dự án, hoàn thiện hệ thống quản lý dự án nhằm hệ thống hóa một cách khoa học các công việc của công tác quản lý dự án và yêu cầu mọi cán bộ, nhân viên cần phải tuân theo.
- Xây dựng hệ thống lƣu trữ hồ sơ dự án xây dựng, hồ sơ thực hiện dự án. Nội dung các dữ liệu trong hồ sơ có thể bao gồm: Quy trình thực hiện dự án; Hệ thống các văn bản pháp lý quy định về hoạt động quản lý và thực hiện từng loại dự án đầu tƣ; Các biên bản (Biên bản ghi nhớ, Biên bản các cuộc họp bàn giao, rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý thực hiện công trình); Các biểu mẫu trong quá trình giám sát thực hiện công trình; Các báo biểu; Các cấu trúc phân việc. Điều này sẽ hỗ
trợ rất tốt cho công tác quản lý dự án trong việc theo dõi quá trình thực hiện dự án một cách chặt chẽ hơn, tìm ra các vấn đề sai sót nhanh hơn và đầy đủ hơn để sửa chữa kịp thời, chính xác. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát của cấp trên, giúp cho việc xây dựng các báo cáo thuận lợi hơn. Mọi thành viên trong Ban Quản lý dự án đều có thể nắm bắt đầy đủ thông tin về dự án thông qua bộ hồ sơ lƣu trữ này để cùng theo dõi và hỗ trợ nhau trong công tác.
3.3.2.3. Giải pháp đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng nhƣng rất khó khăn và phức tạp, đây đƣợc coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện các dự án liên quan đến mặt bằng. Làm tốt công tác này sẽ giúp các dự án thực hiện đƣợc đúng tiến độ, giảm chi phí và tăng hiệu quả đầu tƣ của dự án. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải đồng thời đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan: Nhà nƣớc, Chủ đầu tƣ, ngƣời bị thu hồi đất. Để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, ta phải vận dụng linh hoạt các chính sách cũng nhƣ các trình tự thủ tục cho phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phƣơng nhƣng phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nƣớc. Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác giải phóng mặt bằng là công tác tuyên truyền vận động nhân dân khi có quyết định thu hồi đất để thực hiện một dự án nào đó. Khi mà ngƣời dân hiểu đƣợc mục đích của việc thu hồi đất là phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, hay trƣớc tiên là lợi ích kinh tế cho vùng, cho khu vực đó thì việc thu hồi đất, tổ chức di dời sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Do đó, để làm tốt công tác này, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Xây dựng chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp
Do các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến GPMB đã đƣợc công khai nhƣng giải thích chƣa rõ ràng nên ngƣời bị thu hồi đất chƣa hiểu cặn kẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục trong quá trình thu hồi đất GPMB. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, khuyến khích ngƣời dân, ngƣời bị thu hồi đất tham gia vào dự án.
Cần tiến hành điều tra, tìm hiểu kĩ các hộ gia đình trong khu vực thực hiện GPMB. Có thể tổ chức buổi gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp ngành liên quan và nhân dân để có phƣơng án GPMB hợp lý và hiệu quả nhất. Áp lực trong công tác giải phóng mặt bằng là rất lớn, phải di dời và ổn định cuộc sống cho hàng chục
nghìn hộ dân, trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, thu hồi đất, bồi thƣờng thiệt hại, hỗ trợ tái định cƣ không tránh khỏi những thiếu sót, nên đã phát sinh nhiều đơn khiếu nại, tố cáo. Vì vậy giải quyết dứt điểm và kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp chây lỳ hoặc có ý định trục lợi khi tiến hành công tác GPMB.
Xây dựng các chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo quy định của Chính phủ có xem xét áp dụng phù hợp thực tế địa phƣơng, thành lập Ban chỉ đạo bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ và thành lập đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo là hết sức cần thiết.
Chính sách tái định cƣ cho các hộ dân trong diện phải thu hồi đất cần đƣợc triển khai một cách nhanh chóng và hợp lý.
-Tuyên truyền vận động nhân dân
+ Công bố, công khai chi tiết các vấn đề liên quan đến dự án (quy hoạch, quy mô xây dựng, chính sách đền bù, ….)
Các thông tin về dự án đặc biệt là thông tin về đền bù, giải phóng mặt bằng cần phải đƣợc công bố công khai cho dân cƣ nơi thuộc diện thu hồi đất để nhân dân nắm rõ các thông tin liên quan. Có thể thông qua các kênh thông tin đại chúng nhƣ loa đài phát thanh của địa phƣơng.
+ Công tác tuyên truyền vận động nhân dân
Công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong giải phóng mặt bằng là một khâu hết sức quan trọng, vì vậy ngay phƣơng án đền bù thu hồi đất đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt cần phải thực hiện công tác tuyên truyền đến từng hộ dân. Phát huy vai trò của hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… vận động quần chúng tạo điều kiện cho công tác GPMB diễn ra thuận lợi.
Chủ đầu tƣ phối hợp với chính quyền địa phƣơng tổ chức các buổi giao lƣu, tuyên truyền đến các hộ dân về dự án, chính sách và phƣơng án đền bù giải phóng mặt bằng.
- Tăng cƣờng phối hợp giữa Ban QLDA & PTQĐ và chính quyền địa phƣơng trong công tác GPMB
+ Đối với Ban QLDA DDTXD & PTQĐ thành phố
đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ của UBND thành phố để có các phƣơng án GPMB đối với các hộ dân còn chƣa nhận đề bù; những hộ dân đã nhận đền bù nhƣng chƣa di dời. Điều này đòi hỏi Ban cần phải quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ trong công tác bồi thƣờng GPMB, cần phải chủ động phối hợp tốt hơn với các cấp, vận động hành lang để đạt đƣợc nhiệm vụ.
Trung tháo gỡ các vƣớng mắc để đẩy nhanh tiến độ GPMB diện tích đất còn lại của dự án. Ban QLDA phải giám sát kiểm tra kỹ khối lƣợng bồi thƣờng giải tỏa, áp giá, chính sách áp dụng phù hợp với các quy định của nhà nƣớc, áp dụng các chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ theo quy định của Nhà nƣớc.
Phối hợp với các cơ quan chính quyền, an ninh của địa phƣơng để sau khi hoàn thành chi trả tiền bồi thƣờng cho nhân dân, Ban QLDA cần yêu cầu nhân dân tháo dỡ ngay các công trình xây dựng cũng nhƣ cây cối hoa màu trên đất để bàn giao mặt bằng cho Ban QLDA và đơn vị thi công quản lý, không để tình trạng nhân dân tái chiềm trồng cây, đổ phế thải xây dựng hay xây dựng công trình trên diện tích đất đã thu hồi.
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa cán bộ Ban QLDA và các chính quyền địa phƣơng sở tại trong tuyên truyền, vận động nhân dân để ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích xã hội khi dự án hoàn thành.
+ Đối với UBND thành phố Quy Nhơn
Cần tập trung đẩy nhanh tiến độ GPMB các vùng khó khăn trong GPMB về công tác đền bù thu hồi đất. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của ngƣời dân vì sự phát triển của dự án đô thị lớn, thành phố vận dụng cơ chế đền bù với đơn giá cao có lợi cho các hộ dân gắn với bố trí tái định cƣ tiện ích, đồng thời sẽ kiên quyết thực hiện cƣỡng chế đối với các hộ dân cố tình dây dƣa, không trả lại mặt bằng cho nhà nƣớc.
Mặt khác, thành phố chỉ giao đất tái định cƣ cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện, còn lại những đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc đang cho thuê đất kiếm lời thì sẽ không đƣợc cấp đất sau khi thu lại mặt bằng phục vụ lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, để làm đƣợc những vấn đề trên cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
- Tiếp xúc, làm việc, lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời bị thu hồi đất, ngƣời có đất nằm trong diện GPMB, báo cáo lãnh đạo Ban, hội đồng GPMB những
ý kiến và yêu cầu của ngƣời dân trong việc đền bù thu hồi đất.
- Giải đáp thắc mắc của ngƣời dân bị thu hồi đất, ngƣời có đất nằm trong diện GPMB về các vấn đề liên quan tới công tác thu hồi trên cơ sở các quy định hiện hành của Pháp luật.
- Là đầu mối vận động, tuyên truyền cho ngƣời dân, để công tác thu hồi đất đƣợc nhân dân ủng hộ.
- Tiếp nhận những thông tin tiêu cực trong công tác bồi thƣờng, thu hồi đất, kịp thời báo cáo lãnh đạo Ban cũng nhƣ cơ quan chức năng để ngăn ngừa các tiêu cực có thể phát sinh.
K T LUẬN VÀ KI N NGHỊ
Trong điều kiện nguồn vốn đầu tƣ xây dựng có hạn, trong khi nhu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thành phố còn nhiều. Do đó vấn đề này đƣợc giải quyết tốt hay không phụ lớn vào công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng của Ban quản lý. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lƣợng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ở Ban QLDA ĐTXD&PTQĐ thành phố Quy Nhơn. Để đạt đƣợc mục tiêu này, tác giả đã hoàn thành những nghiên cứu sau đây:
- Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án, quản lý dự án, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Chỉ ra đƣợc các đặc điểm đặc thù của dự án đầu tƣ xây dựng. Hệ thống và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
- Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình trong thời gian qua ở Ban QLDA ĐTXD&PTQĐ thành phố Quy Nhơn về các mặt quản lý Nhà nƣớc, quản lý chất lƣợng, quản lý chi phí và quản lý tiến độ của dự án. Chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu