8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổ
Bảng 2.4. Thực trạng xác định và thực hiện mục tiêu công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trƣờng MN ST T Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Thực hiện thƣờng xuyên Không thực hiện thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %
1 Xây dựng mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 dựa vào các văn bản của ngành và chƣơng trình giáo dục MN
30 25% 90 75%
2 Phân phối mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 hợp lý trong cả năm học
50 41,7% 70 58,3%
3 Xây dựng mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm 55 45,8% 65 54,2%
4 Xây dựng, khai thác nội dung hoạt động phong phú để đáp ứng mục tiêu
57 47,5% 63 52,5%
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy: đa số GV trên địa bàn thị xã đã xác định đƣợc mục tiêu chuẩn bị cho trẻ tƣơng đối hợp lý. Cơ bản việc xác định mục tiêu chuẩn bị cho trẻ là dựa vào chƣơng trình giáo dục, các văn bản của ngành, nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn từng năm học, kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, 2019 – 2020, 2020-2021 của Phòng GDĐT thị xã… Phần lớn GV mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng các văn bản có tính quy phạm pháp luật còn để sử dụng triệt để hiệu quả thì số lƣợng này vẫn còn ít. Nguyên nhân chủ yếu là do GV còn thiếu kỹ năng đọc hiểu chƣơng trình. Hiện nay, nhiều GV xác định mục tiêu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, chƣa có thói quen tìm hiểu các văn bản liên quan, đặc biệt là các kết quả mong đợi của từng lĩnh vực trong chƣơng trình giáo dục MN. Cách xây dựng chủ quan dẫn đến chƣa quan tâm nhiều đến khả năng, hứng thú, nhu cầu của trẻ, chƣa thực sự dựa vào đặc điểm sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo lớn để xây dựng mục tiêu.
Đối với tiêu chí phân phối mục tiêu chuẩn bị hợp lý trong cả năm học bao gồm việc chia số lƣợng mục tiêu giáo dục và sắp xếp các mục tiêu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo từng tháng trong năm học. Theo đó, mới chỉ có 41,7% thực hiện thƣờng xuyên tiêu chí này, đa số mới chỉ quan tâm đến việc sắp xếp mục tiêu nhƣng chƣa thực hiện tốt. Nguyên nhân của tình trạng này là do GV chƣa định lƣợng đƣợc đầy đủ số lƣợng mục tiêu trong cả năm học và số lƣợng mục tiêu trong các tháng, tháng thì quá nhiều kỹ năng, tháng thì quá ít kỹ năng. Rất nhiều GV máy móc, phụ thuộc vào chủ đề nên phân bổ mục tiêu không hợp lý, chỉ quan tâm đến mục tiêu nào phù hợp với chủ đề nào chứ không quan tâm đến việc mục tiêu nào dễ, mục tiêu nào khó. Do vậy, trên thực tế, nhiều khi mục tiêu dễ chƣa thực hiện đƣợc nhƣng vẫn xác định những mục tiêu khó khăn hơn, thiếu tính khả thi.
Đối với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, mới chỉ có 45,8% GV xác định đúng và thực hiện thƣờng xuyên, 54,2% còn lại mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện, nhƣng do trình độ hạn chế, kinh nghiệm chuẩn bị cách thức tổ chức hoạt động thiếu linh hoạt, rập khuôn, môi trƣờng tác động, điều kiện bảo đảm về thời gian, vật chất trang bị hạn chế… nên không thƣờng xuyên, hiệu quả xây dựng chƣa cao. Chính vì vậy, khi xây dựng nội dung hoạt động họ mới chỉ có đƣa vào nhƣng đơn giản và sơ sài gọi là có chứ chƣa chú trọng vào việc đa dạng các nội dung hoạt động tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm.
Kết quả này cho thấy, nhận thức của GV ở các trƣờng MN về chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 tƣơng đối tốt. Để minh chứng, tác giả đã tiến hành phỏng vấn cô giáo NG.T.A.Đ, GV trƣờng MN Xuân Đài và đƣợc biết: “Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là rất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày, nhất là giai đoạn hiện nay, đồng thời cần chuẩn bị cho trẻ để giúp trẻ có đƣợc những hiểu biết, tƣơng tác với môi trƣờng xung quanh, đem lại cho trẻ sự tự tin, linh hoạt và nhạy bén. Qua đó cũng giúp cho trẻ hoàn thiện về nhân cách và năng lực nhận thức”.
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trường mầm non