Tình hình giáo dục Mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 55 - 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình hình giáo dục Mầm non

* Quy mô, trường lớp

Theo số liệu thông kê, đến cuối tháng 12/2021 toàn thị xã có tổng số 14 trƣờng công lập, 2 trƣờng tƣ thục và 10 nhóm trẻ tƣ thục.

Tổng số cháu MN ra lớp 2977 trẻ/112 nhóm, lớp. Cụ thể:

-Tổng số trẻ ra lớp 2977/8402 trẻ trên địa bàn thị xã, đạt tỉ lệ 35,7% tăng so với cùng kỳ năm trƣớc 2,1%.

+Trẻ 5 tuổi ra lớp và học 2 buổi/ngày: 1838/1838 trẻ, đạt tỉ lệ 100%. +Trẻ 3-4 tuổi ra lớp: 962/3412 trẻ, đạt 28,2%.

+Trẻ nhà trẻ ra lớp: 177/3177, đạt tỉ lệ 5,6%.

* Về công tác giáo dục

Phòng GDĐT thị xã Sông Cầu chỉ đạo các trƣờng thực hiện chƣơng trình giáo dục MN đã đƣợc sữa đổi, bổ sung theo Thông tƣ 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trƣờng đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, lập kế hoạch giáo dục, phát triển chƣơng trình giáo dục MN phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phƣơng, nhà trƣờng, khả năng và nhu cầu của trẻ. Thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, quan tâm đầu tƣ cơ

sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang bị tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục MN sau sửa đổi cho CBQL và GV.

Phòng GDĐT thị xã đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trƣờng MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020; và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2021-2025; triển khai nhân rộng chuyên đề “Nâng cao chất lƣợng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trƣờng mầm non”; tiếp tục đổi mới việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chuẩn bị cho trẻ; tăng cƣờng cơ hội thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện cho trẻ; hoàn thiện, nhân rộng mô hình điểm về thực hiện chuyên đề. Một số đơn vị tiêu biểu nhƣ MN Xuân Thọ 2, MN Xuân Đài, MN Xuân Phú, MN Xuân Lộc, MN Xuân Hòa, MN Xuân Bình…

Các đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đƣa nội dung của cuộc vận động “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trƣờng MN an toàn, thân thiện, trẻ khỏe, ngoan, đi học đều”. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, tham gia tích cực hội thi GV giỏi các cấp; thi đồ dung đồ chơi; thi “Hội khỏe măng non” các cấp. Qua nhiều năm thực hiện chƣơng trình giáo dục MN mới, mỗi năm Phòng GDĐT thị xã đều tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Qua đó đánh giá cụ thể việc xây dựng môi trƣờng học tập, việc xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục và đặc biệt lƣu ý đến việc tổ chức các hoạt động học theo hƣớng tích cực, sáng tạo, dành nhiều thời gian và công sức để PTTC và các KNXH cho trẻ hơn so với trƣớc.

Hầu hết các trƣờng đã tích cực tổ chức tập huấn bồi dƣỡng GV về phƣơng pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, bảo đảm linh hoạt, sáng tạo, xây dựng

môi trƣờng giáo dục nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, tiếp tục cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở những nơi có điều kiện, tăng cƣờng giáo dục KNXH cho trẻ. Tiếp tục thực hiện bảo đảm các chính sách ƣu tiên đối với trẻ khuyết tật.

Thực hiện nghiêm Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tƣ số 07/2016/TT- BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Ƣu tiên nguồn lực để thực hiện phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi. Đến nay 13/13 xã, phƣờng đã hoàn thành phổ cập giáo dục MN trẻ 5 tuổi.

*Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe -Về bảo đảm an toàn cho trẻ:

Ngay từ đầu năm học, các đơn vị đã đẩy mạnh tập huấn và trang bị tài liệu hƣớng dẫn giáo dục trẻ MN phòng, chống bạo lực học đƣờng, hƣớng dẫn GV xử lý các tình huống sƣ phạm, giáo dục an toàn giao thông. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tƣ 06/2016/TT-BGDĐT. Tính đến 12/2021, 100% các trƣờng đều đƣợc tập huấn và cấp giấy chứng nhận về công tác phòng chống cháy nổ của cơ quan chức năng. Phòng GDĐT thị xã đã làm tốt công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng hệ thống y tế học đƣờng. Thƣờng xuyên có các văn bản hƣớng dẫn phòng chống dịch bệnh, nhất là vào những dịp thời tiết chuyển mùa, có diễn biến xấu, hoặc khi có dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Ch ng hạn nhƣ, khi dịch bệnh CoVid - 19 xảy ra, Phòng đã chỉ đạo chặt chẽ việc cho học sinh nghỉ dịch, làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục, hƣớng dẫn, bảo vệ trẻ trong mùa dịch; chỉ đạo cắt cử lực lƣợng luân phiên trực ứng phó khi có tình huống; xây dựng các phƣơng án xử lý khi khi tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp; chỉ đạo GV thƣờng xuyên phối hợp với phụ huynh thông qua việc tạo nhóm zalo, mesenger,

trang page của trƣờng để gửi, đăng tải các video hƣớng dẫn các hoạt động để giáo dục, chăm sóc trẻ. Hàng năm, Phòng GDĐT đều kiểm tra 14/14 trƣờng về việc triển khai thực hiện Thông tƣ liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Liên bộ GD&ĐT, Bộ Y tế về Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục MN.

Các trƣờng thực hiện nghiêm túc quy định đón, trả trẻ, không giao trẻ cho ngƣời lạ, quản lý trẻ chặt chẽ, mọi lúc, mọi nơi, không để trẻ thất lạc. Thƣờng xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện và giải quyết các nguy cơ mất an toàn cho trẻ.

-Về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ:

Các trƣờng đã chú trọng công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên nuôi dƣỡng; lồng ghép nội dung giáo dục dinh dƣỡng và giáo dục thể chất vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày; duy trì và nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trƣờng. Đến nay 70% trẻ đƣợc ăn bán trú tại trƣờng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ; cơ bản các đơn vị thực hiện xây dựng thực đơn theo mùa, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ theo mức đóng góp của phụ huynh và phù hợp với dinh dƣỡng từng độ tuổi. Chất lƣợng bữa ăn của trẻ cũng đƣợc các nhà trƣờng rất quan tâm và nâng lên đáng kể: Các trƣờng lựa chọn các loại thực phẩm tƣơi sống thay vì đông lạnh nhƣ trƣớc đây. Một số trƣờng đã tự chế biến các món bánh, sữa đậu, kem plan, chè… đảm bảo chất lƣợng cho trẻ ăn. Hội thi nhân viên nuôi dƣỡng giỏi hàng năm đƣợc tổ chức ở cấp thị xã với nhiều hình thức phong phú, tạo cơ hội cho các trƣờng giao lƣu, học hỏi về kinh nghiệm chế biến, xây dựng thực đơn và bổ sung thêm các món ăn mới vào bữa ăn cho trẻ trong các trƣờng MN. 100% các đơn vị đã ký hợp đồng thực phẩm với đơn vị bảo đảm tính pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và rõ nguồn gốc. Quản lý việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trƣờng đúng quy chế. Thực hiện theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trƣởng; phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ

2lần/ năm và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho trẻ, thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.

Các trƣờng đã thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm; hợp đồng chặt chẽ thực phẩm trong các bữa ăn của trẻ, chế biến và tổ chức ăn cho trẻ theo đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc văn bản liên ngành số 898/HDLN-SGGDĐT-SYT- BQLATTP ngày 25/6/2019 hƣớng dẫn thực hiện thực đơn tiêu chuẩn cho trẻ, học sinh và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trƣờng học. Một số đơn vị tiêu biểu nhƣ: MN Xuân Phú, MN Yên, MN Thọ 1, MN Thịnh, MN Xuân Cảnh, … Tuy nhiên, một số đơn còn nhiều điểm trƣờng lẻ chƣa đáp ứng đủ diện tích, số trẻ dẫn đến chƣa đủ điều kiện tổ chức bán trú cho trẻ nhƣ: MN Xuân Thọ 2, MN Xuân Lâm, MN Xuân Phƣơng, MN Xuân Đài,….

Trong 2 năm qua, các trƣờng đã triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình sữa học đƣờng theo quyết định 1659/QĐ-UBND ngày 22/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chƣơng trình sữa học đƣờng. Giúp cho các cháu có thêm nguồn dinh dƣỡng, hổ trợ trong việc giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng xuống dƣới 5%.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)