Mục tiêu của việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Mục tiêu của việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1

Mục tiêu của việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi là nhằm hình thành, phát triển ở trẻ tình cảm, ý thức về bản thân, về quan hệ xã hội, về giao tiếp, thực hiện tốt các yêu cầu của công việc và ứng phó với những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày trƣớc khi tham gia vào một hoạt động hay đáp ứng một yêu cầu nào đó. Thông qua hoạt động giáo dục trong trƣờng học và trải nghiệm thực tiễn để giúp trẻ thích ứng với môi trƣờng xung quanh, thích ứng với thiên nhiên, thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống, những tình huống nảy sinh trong cuộc sống xung quanh mình.

Chuẩn bị cho trẻ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý, năng lực thích ứng với cuộc sống và xã hội. Điều này đƣợc biểu hiện cụ thể nhƣ sau:

Giúp trẻ đẩy nhanh sự phát triển về nhân cách, thông qua hoạt động của mình trẻ đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung.

Giúp trẻ phát triển những hành vi xã hội tích cực, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giải quyết một cách tích cực các nhu cầu và quyền của con ngƣời.

Giúp trẻ có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự kh ng định mình trong cuộc sống, phát triển cho cá nhân và xã hội một cách hài hòa, thể hiện tình cảm đúng mực, đúng lúc, đùng chỗ.

1.3.2. Nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trường mầm non

Chuẩn bị về mặt thể chất: Chuẩn bị về mặt thể lực (thể chất) cho trẻ “không đơn thuần là sự chuẩn bị về lƣợng (phát triển chiều cao và trọng lƣợng cơ thể) mà còn là sự chuẩn bị về chất (năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan...”. Do vậy, cần phải xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập... khoa học, hợp lí cả về thời gian và với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Tập cho trẻ một số

thói quen cần thiết trong sinh hoạt, giữ gìn sức khoẻ; dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh. Thực hiện đầy đủ nội dung, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục dinh dƣỡng sức khỏe và vận động cho trẻ; tạo môi trƣờng an toàn cho trẻ hoạt động một cách hứng thú tích cực và thoải mái có cảm giác an toàn, tự tin; ghi nhật kí, rút kinh nghiệm để bổ sung cho việc lên kế hoạch; kịp thời phát hiện sớm những trẻ có khó khăn về vận động, từ đó có biện pháp thích hợp để giúp đỡ trẻ ngay từ ban đầu. Kết hợp chặt chẽ với gia đình để đƣa hoạt động giáo dục dinh dƣỡng, sức khỏe, vận động gắn liền với cuộc sống ở gia đình và cộng đồng.

Chuẩn bị về mặt trí tuệ: Nhà trƣờng cần phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trƣờng xung quanh: Đó là tri thức về các hiện tƣợng trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời, những nghề nghiệp trong xã hội, những quan hệ giao tiếp ứng xử giữa ngƣời với ngƣời... Giúp trẻ tiếp cận dần với những tri thức về thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ nhƣ động, thực vật, đồ chơi, đồ vật và những hiện tƣợng thiên nhiên gần gũi khác. Rèn luyện cho trẻ biết cách quan sát sự vật hiện tƣợng của thế giới xung quanh, tức là chuyển dần sang tri giác có chủ định thông qua các hoạt động. Trong vui chơi, trong học tập, GV cần rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát nhằm nhận ra đƣợc những thuộc tính cơ bản cho đối tƣợng, vật thể, con vật, những thuộc tính của cây cối... Đồng thời cần rèn luyện cho trẻ tính linh hoạt, mềm dẻo và khả năng khái quát... của tƣ duy; tập cho trẻ phân tích, so sánh, phán đoán các sự vật hiện tƣợng trong những trạng thái khác nhau. Cùng với đó là luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp đƣợc diễn ra mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động, dạy trẻ biết lắng nghe, biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ bằng lời hoặc bằng ngôn ngƣ tạo hình biểu cảm một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Nhà trƣờng cần phát triển khả năng định hƣớng môi trƣờng xung quanh cho trẻ: Giúp trẻ tổ chức lại khả năng không gian, phân biệt đƣợc trên - dƣới,

trƣớc - sau. Cùng với đó, dạy trẻ biết định hƣớng về mặt thời gian, có khả năng nhận biết các thời điểm trong ngày, các ngày trong một tuần, các mùa trong một năm; hình thành ở trẻ biểu tƣợng đúng đắn về quá khứ, hiện tại và tƣơng lai; dạy trẻ ƣớc lƣợng gần đúng khoảng thời gian đơn giản...; rèn cho trẻ biết tập trung chú ý vào những vấn đề cần nhận thức và duy trì sự chú ý trong một khoảng thời gian nhất định, biết hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng yêu cầu mà các GV đặt ra. Kích thích và nuôi dƣỡng nhu cầu khám phá thế giới xung quanh cho trẻ. Tạo môi trƣờng trong lớp và ngoài trời phong phú hấp dẫn trẻ, kích thích trẻ tò mò, khám phá, so sánh, phân loại, tƣởng tƣợng, đếm và tạo cơ hội cho trẻ tìm cách giải quyết vấn đề theo những cách khác nhau; tạo không gian, thời gian và các phƣơng tiện cần thiết cho trẻ tự hoạt động khám phá cung cấp những thông tin thích hợp cho trẻ một cách rõ ràng, mạch lạc.

Chuẩn bị về mặt tâm thế: Giới thiệu cho trẻ về môi trƣờng mới và giúp trẻ làm quen với chúng, để không bị “sốc”, bỡ ngỡ. Theo đó, GV phải làm cho trẻ hiểu ngôi trƣờng mà chúng sẽ đến không còn giống với trƣờng MN nữa, và trong ngôi trƣờng mới đó có những gì? Trẻ phải tham gia vào các hoạt động nhƣ thế nào? Trẻ đến trƣờng phải học những gì, học nhƣ thế nào? Đồ dùng học tập của trƣờng tiểu học và đặc biệt là đồ dùng học tập của lớp 1: sách, vở, bút, thƣớc... Giúp trẻ biết về sự khác nhau giữa trƣờng tiểu học và trƣờng MN, để trẻ nhận ra tầm quan trọng của sự thay đổi từ MN lên tiểu học; cho trẻ hiểu biết về những điều mới mẻ của trƣờng tiểu học nhằm tạo hứng thú và mong muốn đƣợc khám phá môi trƣờng mới. Hình thành cho trẻ ý thức rằng: ở trƣờng tiểu học, trẻ không còn là “bé 5 tuổi” mà đã trở thành một học sinh biết ý thức về bản thân và tự giác trong học tập, chuẩn bị trở thành “ngƣời lớn”. Hình thành ở trẻ tính tự lập, tự giác và chủ động trong mọi hoạt động cũng nhƣ trong sinh hoạt. Tránh dùng trƣờng tiểu học để gây áp lực, hù dọa, tạo tâm lý lo sợ, khiến trẻ bị ám thị khi nghĩ mình sẽ phải lên lớp 1.

Chuẩn bị về ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ: Giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ là một nhiệm vụ cơ bản của giáo dục tiểu học. Tiếng mẹ đẻ là phƣơng tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, để giao lƣu với những ngƣời xung quanh, để sử dụng, tiếp thu khoa học, bồi bổ tâm hồn. Việc luyện tập cho trẻ phát âm đúng và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp đƣợc diễn ra mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động của trẻ. Khi giao tiếp với trẻ, ngƣời lớn phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để trẻ bắt chƣớc; uốn nắn, tập cho trẻ phát âm đúng các âm tiết, nhất là những âm khó. Trong giao tiếp hàng ngày, ngƣời lớn cần rèn cho trẻ thói quen sử dụng ngữ điệu đúng, thích hợp với những hoàn cảnh, tâm trạng cụ thể. Việc dạy cho trẻ cách phát âm đúng, sử dụng ngữ điệu thích hợp còn đƣợc thể hiện trong việc tổ chức cho trẻ chơi, trong hoạt động học tập, đặc biệt là trong khi kể chuyện cho trẻ nghe, dạy trẻ biết lắng nghe, biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ bằng lời một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Chuẩn bị một số KNS cần thiết cho trẻ: Hình thành ở trẻ những kĩ năng cần thiết để giúp trẻ thích nghi với môi trƣờng học tập và sinh hoạt ở trƣờng tiểu học. Môi trƣờng mới đòi hỏi tính độc lập, tự giác và chủ động cao, do vậy, nhà trƣờng cần hình thành những kĩ năng sinh hoạt tối thiểu cho trẻ, giúp trẻ tự giác, tích cực, tự tin tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Theo đó, cần chuẩn bị cho trẻ: các kĩ năng trong điều chỉnh hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong thực hiện một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đƣờng); lắng nghe ý kiến của ngƣời khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự; biết tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; biết yêu mến, quan tâm đến ngƣời thân trong gia đình; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn; nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”. Các kỹ năng trong quan tâm đến môi trƣờng xung quanh nhƣ: biết tiết kiệm điện, nƣớc; giữ gìn vệ sinh môi trƣờng; bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.

1.3.3. Phương pháp, hình thức chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trường mầm non

a. Phương pháp giáo dục

Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

Phƣơng pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của GV, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,...) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tƣ duy.

Phƣơng pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ GD đặt ra.

Phƣơng pháp nêu tình huống có vấn đề: đƣa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.

Phƣơng pháp luyện tập: trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của GV nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã đƣợc thu nhận.

Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ)

Phƣơng pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tƣợng, phƣơng tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phƣơng tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cƣờng vốn hiểu biết, phát triển tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ.

Nhóm phương pháp dùng lời nói

Sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tƣởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của GV cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh

nghiệm sống của trẻ.

Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

Phƣơng pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.

Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

Nêu gƣơng: Sử dụng các hình thức khen cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dƣơng trẻ là chính nhƣng không lạm dụng.

Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chƣa đồng tình của ngƣời lớn, của bạn bè trƣớc việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đƣa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ.

b. Hình thức giáo dục

Giờ chơi là hình thức hoạt động chủ yếu của trẻ em ở nhà trẻ và trƣờng mẫu giáo. Ở nhà trẻ, trẻ thƣờng chơi với đồ vật, ở trƣờng mẫu giáo trẻ thƣờng chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi có luật... Qua các trò chơi, trẻ lĩnh hội đƣợc chức năng và phƣơng thức sử dụng đồ vật và nhập vào nhóm bạn để mô phỏng lại sinh hoạt của ngƣời lớn trong xã hội, qua đó mà học làm ngƣời. Giờ chơi có thể diễn ra trong nhà hoặc ngoài trời.

Tổ chức chơi cần đạt những yêu cầu: trẻ thoải mái, tự nguyện, thực sự nhập cuộc vào trò chơi; trẻ chủ động, sáng tạo; nội dung chơi bổ ích, khơi động đƣợc trí tƣởng tƣợng của trẻ; có đồ chơi hoặc vật thật thay thế đa dạng, an toàn.

Chơi tập là hình thức luyện tập các chức năng phát triển của trẻ ở lứa tuổinhà trẻ qua các trò chơi sinh hoạt.

Dạo chơi và hoạt động ngoài trời là hình thức tổ chức giúp trẻ tiếp xúc rộng rãi với môi trƣờng xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết của trẻ, cho trẻ đƣợc thở hít không khí trong lành, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tổ chức dạo chơi và hoạt động ngoài trời cần đạt những yêu cầu: hấp dẫn trẻ đƣợc tích cực hoạt động có mục đích dƣới sự hƣớng dẫn của cô, không quá sức, an toàn, tận dụng không gian để trẻ hoạt động, mỗi tuần có thể tổ chức ít nhất một lần, những nơi có điều kiện, hàng ngày có thể cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trƣờng.

Giờ học là hình thức tổ chức để trực tiếp cho trẻ làm quen với những tri thức, kỹ năng cần cho cuộc sống của trẻ. Giờ học thƣờng diễn ra trong thời gian nhất định, tuỳ vào khả năng làm việc của trẻ ở từng lứa tuổi. Giờ học có thể tiến hành trong lớp học, ngoài trời, có thể tiến hành giờ học cho toàn lớp, cho từng nhóm nhỏ hoặc cá nhân trẻ.

Tổ chức giờ học cần đạt các yêu cầu: tất cả trẻ em đều tích cực hoạt động, tránh ngồi thụ động nghe giảng; sử dụng trò chơi học tập phù hợp với nội dung giờ học; kết hợp linh hoạt nhiều lĩnh vực tri thức nhƣ thơ, chuyện với múa hát, làm quen với môi trƣờng xung quanh, với tạo hình...; giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó, thu hút sự chú ý của trẻ.

Tham quan là hình thức tổ chức giúp trẻ tiếp xúc với những công trình văn hoá, xã hội (Ví dụ: doanh trại bộ đội, nhà bảo tàng, di tích lịch sử địa phƣơng, trại chăn nuôi, cửa hàng, xƣởng máy, trƣờng tiểu học...).Tổ chức các cuộc tham quan cần đạt các yêu cầu: trẻ đƣợc quan sát có mục đích, hứng thú; Cần thuyết minh, giải thích rõ ràng, dễ hiểu; an toàn, vừa sức với trẻ (không cho trẻ đi quá xa, quá lâu).

Ngày hội, ngày lễ là hình thức tổ chức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ đƣợc tổ chức trƣờng mẫu giáo: ngày khai trƣờng, tết trung thu, ngày hội của cô 20-11, Tết Nguyên đán, ngày hội của mẹ và cô 8-3, ngày tết thiếu nhi 1-6...).Tổ chức ngày hội, ngày lễ cần đạt các yêu cầu: gây ấn tƣợng tốt, hấp dẫn, vui tƣơi cho trẻ; sử dụng nhiều hình thức hoạt động mang tính tổng hợp; tất cả trẻ em đều đƣợc tham gia; hoạt động của trẻ phải phù hợp với nội dung của ngày lễ.

1.3.4. Đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 ở các trường mầm non.

Đánh giá trong giáo dục là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của quá trình giáo dục, có vai trò phản hồi và tích cực trong việc điều chỉnh biện pháp tác động, hình thức tác động, nội dung giáo dục… hƣớng đến đạt mục tiêu đề ra.

Ðánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, các giai đoạn cho ta biết đƣợc những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã sông Cầu, tỉnh Phú Yên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)