Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 31)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty CP phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nƣớc, nhà sản xuất chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Đặc biệt ở khu vực Miền Nam, vựa lƣơng thực chính của cả nƣớc, Công ty luôn lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Hình 2.1. Trụ sở Công ty cổ phần phân bón Bình Điền

Công ty đƣợc hình thành từ những năm 1973, với tên gọi là Thành Tài Phân bón Công ty (Thataco).

Ðiền là Xí nghiệp phân bón Bình Ðiền II trực thuộc Công ty phân bón Miền Nam. Tuy là Xí nghiệp hạch toán báo số nhƣng từ năm 1991 đã tự xây dựng thƣơng hiệu cho riêng mình - Thƣơng hiệu “ÐẦU TRÂU”.

Với phƣơng châm lấy khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, lấy trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân làm nội dung cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp với sự chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao độ đã phát triển nhanh chóng và tự khẳng định mình trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu “ÐẦU TRÂU” trở thành gần gũi với các đại lý bạn hàng và bà con nông dân Việt Nam.

Với sự lớn mạnh đó, năm 2003, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) đã có Quyết định số 73/2003/QÐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp phân bón Bình Ðiền II trực thuộc Công ty phân bón Miền Nam thành Công ty phân bón Bình Ðiền, là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam) cho đến nay.

Sau khi tách ra, tốc độ phát triển của Công ty ngày càng nhanh, từ một đơn vị gần nhƣ không có vị trí nào trong các Công ty thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, sau khi tách ra, Công ty lần lƣợt vào top 10, sau đó top 5 và năm 2007 Công ty đã đứng đầu về doanh số trong các Ðơn vị thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. Ðến tháng 6 năm 2008 Tập Ðoàn Hóa Chất Việt Nam quyết định cổ phần hóa Công ty Phân Bón Bình Ðiền theo Quyết định số 356/QÐ-HCVN ngày 06 tháng 06 năm 2008 và năm 2012 Công ty đƣợc xếp thứ 117 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Vƣợt qua bao khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty CP phân bón Bình Điền đã nổ lực phấn đấu không ngừng, phát huy tính năng động sáng tạo, có định hƣớng chiến lƣợc và bƣớc đi phù hợp, đã tạo lập đƣợc nền móng vững chắc cho tiến trình hội nhập và phát triển của Công ty. Hiện nay sản phẩm phân bón thƣơng hiệu Ðầu Trâu của công ty đã có mặt trên toàn quốc và xuất khẩu sang một số nƣớc trong khu vực.

2.1.2. Mô hình quản trị và c cấu bộ máy của quản lý

Hiện nay, Công ty CP phân bón Bình Điền có mô hình quản trị nhƣ sau:

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng Cổ đông bao gồm tất cả các cổ

đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị,thành viên Ban kiểm soát. Đại hội đồng Cổ đông có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông Công ty, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty và thông qua định hƣớng phát triển của Công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trong liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng công ty. Hội đồng quản trị có quyền giám sát Tổng giám đốc và những ngƣời quản lý khác của công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị do Pháp luật và Ðiều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Ðại hội đồng Cổ đông quy định.

Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát bao gồm 3 (ba) thành viên, là cơ quan do

Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng Quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. độc lập Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám Đốc: Ban Tổng Giám đốc Công ty bao gồm 1 Tổng

Giám đốc, 2 Phó Tổng Giám đốc.Tổng giám đốc đƣợc Hội đồng quản trị ủy quyền, là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc HÐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Các phó Tổng giám đốc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp, tƣ vấn góp ý cho Tổng giám đốc đƣa ra các quyết định chiến lƣợc cho Công ty.

Phòng Tổng Hợp: Phòng Tổng hợp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách phòng Tổng hợp, có chức năng tham mƣu, giúp việc và tổ chức quản lý để đảm bảo sự chỉ đạo điều hành thông suốt của Ban Tổng Giám đốc về các mặt: tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo cán bộ; quản lý lao động tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng; công tác tổng hợp – thống kê; quản lý hành chính và quản trị; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác thông tin tổng hợp của công ty.

Phòng kinh doanh: Phòng Kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó

Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh và Marketing, có chức năng tham mƣu các cơ chế, chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Phối hợp với các phòng chức năng khác triển khai các chiến lƣợc, chính sách,kế hoạch kinh doanh đã đƣợc Tổng Giám đốc công ty phê duyệt.

Phòng Marketing: Bộ phận Marketing chịu sự chỉ đạo, điều hành trực

tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kinh doanh và Marketing, có chức năng tham mƣu các chiến lƣợc, cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm và thị trƣờng của Công ty. Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty triển khai các chính sách, kế hoạch phát triển thị trƣờng tiêu thụ của Công ty đã đƣợc Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt; thực hiện các chƣơng trình phục vụ cho bà con nông dân.

Phòng Tài chính–Kế toán: Phòng Tài chính–Kế toán chịu sự chỉ đạo,

điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty, có chức năng tham mƣu cho Tổng Giám đốc công ty các cơ chế, chính sách quản lý tài chính của công ty; thực hiện công tác thống kê kế toán theo quy định của pháp luật; kiểm tra, kiểm soát các khoản thu chi theo quy định; theo dõi và báo cáo kịp thời cho Tổng Giám đốc các biến động về tài chính của công ty.

Phòng Vật Tư Xuất Nhập Khẩu: Phòng vật tƣ xuất nhập khẩu chịu sự

nguyên liệu,…bảo đảm cho công tác sản xuất đƣợc thông suốt theo kế hoạch đã đặt ra; thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm hàng hoá; kiểm tra, giám sát việc nhập, xuất nguyên liệu, vật tƣ, thành phẩm và hàng hoá tồn kho của công ty theo đúng quy định hiện hành.

Phòng Kỹ thuật sản xuất: Phòng Kỹ thuật sản xuất chịu sự chỉ đạo,

điều hành trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật sản xuất, có nhiệm vụ thực hiện công tác khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và ứng dụng vào công tác sản xuất; kiểm tra, giám sát chất lƣợng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động; đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm; thực hiện công tác sửa chữa, đầu tƣ xây dựng cơ bản; nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện công nghệ sản xuất của công ty.

Phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm: Phòng Nghiên cứu phát triển

thực hiện các thí nghiệm để đƣa vào sản xuất các sản phẩm mới, giúp công ty cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nguồn: Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

2.2. Hoạt động kinh doanh sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền phân bón Bình Điền

2.2.1. Các sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Căn cứ theo quyết định số 0488.10/QĐCN-IQC-HQPB ngày 08/09/2020 của Công ty Cổ phần giám định IQC

Căn cứ quyết định số 1025/QĐ-BVTV-PB ngày 13/08/2018 của Cục Bảo Vệ thực vật về việc công nhận phân bón lƣu hành tại Việt nam

Công ty CP phân bón BĐ có 91 sản phẩm theo danh mục đang lƣu hành trên thị trƣờng đƣợc công nhận.

Hiện nay Công ty CP phân bón BĐ chủ yếu kinh doanh các sản phẩm phân bón NPK đa dạng hóa các sản phẩm với những mã phân bón khác nhau đƣợc lƣu hành.Tùy theo tình hình tính chất mùa vụ, chiến lƣợc về kinh doanh, tính chất vùng miền mà công ty có các sản phẩm thích ứng khác nhau chẳng hạn: Nhóm sản phẩm chuyên dùng cho cây lúa, nhóm sản phẩm chuyên dùng cây cà phê, cây mía…Hoặc các sản phẩm phân bón cho cây cà phê hoặc mùa mƣa ở Tây Nguyên.

Mỗi tỉnh, mỗi vùng sẽ có những thế mạnh về tiêu thụ sản phẩm củng nhƣ đặc thù về điều kiện thổ những vùng đó để có các sản phẩm thích nghi khác nhau

Theo thời gian sản phẩm sẽ không cố định sản phẩm mà đa dạng bổ sung công nghệ, chất mới phù hợp với tình hình biến đổ khí hậu, đất đai, tình hình cạnh tranh với các đối thủ.

Về cơ bản sản phẩm công ty luôn đi tắt đón đầu công nghệ, mua bản quyền công nghệ nghiên cứu để đƣa những công nghệ ƣu việt mới vào sản phẩm, thông thƣờng những công nghệ này đƣợc các dự án trong và ngoài nƣớc nghiên cứu và phát triển. Chẳng hạn thời gian vừa qua Bình Điền bổ sung các hoạt chất mới nhƣ Agrotain, Avail công nghệ của Mỹ vào các sản phẩm của mình để tiết kiệm đạm, bảo vệ lân, cũng nhƣ góp phần bảo vệ môi trƣờng.

2.2.2. Thị trường, khách hàng của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Sản phẩm phân bón của Công ty CP phân bón BĐ hiện nay có mặt ở cả thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Tại thị trƣờng nội địa, sản xuất và bán phân bón cho nông dân, thông qua hệ thống kênh phân phối của mình, cụ thể: Công ty CP phân bón BĐ Ninh Bình thì chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng phía Bắc; Công ty CP phân bón BĐ Lâm Đồng chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng Tây Nguyên; Công ty CP phân bón BĐ Mê Kong chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Miền Trung, Đồng Bằng sông Cửu Long; Nhà Máy Bình Điền Quảng Trị chuyên sản xuất phân bón cung cấp cho thị trƣờng Miền Trung; Nhà máy Bình Điền Long An chuyên sản xuất và cung cấp phân bón cho thị trƣờng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Miền Trung và là trực thuộc công ty mẹ.

Hầu hết 63 tỉnh thành ở Việt Nam công ty đều có mạng lƣới phân phối cấp 1, công ty không trực tiếp bán sản phẩm xuống tay ngƣời nông dân Việt Nam mà tại mỗi tỉnh công ty sẽ có bạn hàng là đối tác làm ăn lâu năm mà công ty gầy dựng phụ trách việc bán hàng cho công ty, hiện tại nếu tính về hệ thống phân phối cấp 1 thì công ty cả nƣớc có khoảng trên 100 nhà phân phối

Thị trƣờng nƣớc ngoài, Công ty CP phân bón BĐ xuất khẩu các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, vi lƣợng các chất điều hòa tăng trƣởng cho cây trồng, vật nuôi sang các nƣớc Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan…

Về khách hàng công ty: Tùy theo khu vực thị trƣờng mà công ty có các

đối tƣợng khách hàng khác nhau, để hiểu rõ bản chất khách hàng thì căn cứ vào sơ đồ phân phối sản phẩm phân bón của công ty để có cách nhìn nhận tổng quan về khách hàng công ty.

Hình 2.3. Sơ đồ phân phối sản phẩm

Công ty (nhà máy sản xuất)

Nhà phân phối (cấp 1, cấp 2, cấp 3…)

Ngƣời nông dân (cây trồng sử dụng)

Công ty (nhà máy): Chính là công ty mẹ, các nhà máy, các công ty thành viên sản xuất ra sản phẩm.

Nhà phân phối: Các công ty, các đại lý, các đối tác hợp đồng phân phối sản phẩm với công ty (cấp 1), còn cấp 2 cấp 3 là các nhà phân phối còn lại gián tiếp của công ty phân bón Bình Điền và là đại lý trực tiếp của cấp 1.Trong đó cấp 1 củng đồng thời là nhà phân phối tại thị trƣờng nƣớc ngoài là doanh nghiệp của nƣớc ngoài đóng tại nƣớc ngoài mà công ty có hợp đồng đối tác.

Ngƣời nông dân: Chính là ngƣời mua hàng phân bón về cho cây trồng sử dụng.

Có thể nhận thấy rằng mỗi thị trƣờng, khách hàng của Công ty CP phân bón BĐ có những ƣu và nhƣợc điểm nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, đối với thị trƣờng, khách hàng trong nƣớc: Đây là những

thị trƣờng truyền thống mà Công ty đã xâm nhập với thời gian dài nên mức độ hiểu biết về thị trƣờng khá chắc chắn, hơn nữa nhu cầu phân bón không tập trung ở một vài khu vực mà rải khắp nơi nên rất khó khăn để Công ty tự phân phối sản phẩm đến tay ngƣời nông dân do đó Công ty đã chọn kênh phân phối thông qua hệ thống các đại lý có nhiều kinh nghiệm và uy tín để đƣa sản phẩm đến tay ngƣời nông dân. Đây cũng là kênh phân phối chủ yếu của Công ty.

Về ưu điểm:

Công ty có thể phân phối hàng hóa đến tay ngƣời nông dân ở nhiều nơi thông qua hệ thống phân phối.

Thông qua các đại lý Công ty sẽ thu thập thông tin từ phía ngƣời nông dân về các vấn đề nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, giá cả để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.

Đại lý sẽ trung gian giúp Công ty xử lý các đơn đặt hàng nhỏ và tổng hợp thành các đơn đặt hàng lớn, Công ty sẽ nhận đơn đặt hàng lớn từ phía các đại lý. Điều này sẽ giúp Công ty giảm thiểu các chi phí, giảm thiểu đƣợc thời gian tiếp xúc và xử lý các đơn hàng nhỏ.

Nhờ có hệ thống đại lý mà Công ty quản lý vấn đề phân phối sản phẩm chặt chẽ và hiệu quả hơn. Tổng hợp từ các đơn đặt hàng của đại lý, Công ty sẽ có kế hoạch sản xuất và tồn kho cho phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

Do đã có trung gian đảm nhận khâu phân phối nên Công ty sẽ có điều kiện tập trung vào việc nghiên cứu sản phẩm và tập trung sản xuất cho hiệu quả

Về nhược điểm:

Ngƣời nông dân thƣờng mua đƣợc phân bón sau khi đã trải qua nhiều cấp trung gian nhƣ: Đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, đại lý cấp 3, do đó thời gian phân phối bị kéo dài ra, hơn nữa cứ sau mỗi cấp nhƣ vậy thì chi phí trung gian sẽ tăng thêm làm giá cả cũng bị ảnh hƣởng theo.

Công ty phân phối sản phẩm cho các đại lý nhƣng ngƣời tiêu thụ phân bón lại là ngƣời nông dân, do đó khi có ý kiến về vấn đề nào đó thì thƣờng ngƣời nông dân phải phản ánh qua các cấp đại lý rồi đại lý mới phản ánh lại với Công ty, thông tin đến với Công ty sẽ chậm hơn. Mặc dù Công ty cũng có tổ chức các cuộc hội thảo với nông dân nhƣng không nhiều chỉ giới hạn vài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)