Kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm phân bón của một số doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 26)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm phân bón của một số doanh

nghiệp và bài học kinh nghiệm về chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm phân bón cho Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

1.4.1. Kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm phân bón của một số doanh nghiệp

Thứ nhất, kinh nghiệm kinh doanh phân bón của công ty TNHH một thành viên đạm Cà Mau

Nhà máy Đạm Cà Mau khởi công và đi vào sản xuất cách đây 10 năm với vô vàn khó khăn. Nhƣng vƣợt trên tất cả thử thách, các thế hệ lãnh đạo, công nhân viên đã chung lòng dốc sức đƣa dự án hoàn thành đúng tiến độ, hoạt động ổn định xuyên suốt. Trong năm vừa qua, nhiều kỷ lục đƣợc PVCFC xác lập: Nhà máy sản xuất duy trì ở mức 110% công suất và đạt kỷ lục sản lƣợng sản xuất Urê quy đổi khi lần đầu tiên trong hành trình chín năm, Phân

bón Cà Mau cán mốc 934,77 nghìn tấn, đạt 104% KH và về đích trƣớc gần 51 ngày so kế hoạch. Song song đó, trƣớc bối cảnh ngày càng khó khăn của thị trƣờng tiêu thụ, cạnh tranh, ảnh hƣởng bởi dịch Covid-19, PVCFC vẫn đạt sản lƣợng tiêu thụ Urê là 969,41 nghìn tấn, đạt 112% kế hoạch và tăng 19% so cùng kỳ năm 2019. Sở dĩ có thành công nhƣ vậy, vì ngày từ đầu công ty đã chú trọng xây dựng và thực hiện tốt chiến lƣợc kinh doanh.

Với triết lý công bằng minh bạch giúp Phân bón Cà Mau thiết lập hệ thống kinh doanh bài bản với hàng nghìn đại lý - bạn hàng gắn bó và còn tăng trƣởng trong tƣơng lai.

Trƣớc các dự báo về tình hình kinh tế ngày càng khó khăn và biến động khó lƣờng, việc hợp tác bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng càng trở nên quan trọng và cần thiết. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, ban lãnh đạo phân bón Cà Mau đã đẩy mạnh thay đổi mô hình phân phối kinh doanh thông qua ứng dụng kết nối với các đại lý, khách hàng và sẽ tiếp tục tăng cƣờng hỗ trợ các đại lý, nhà phân phối trong công tác vận chuyển, kho bãi, xúc tiến bán hàng… bảo đảm số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm đến tay ngƣời nông dân.

Phân bón không ngừng đầu tƣ cải tiến hơn nữa về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ; nguồn nhân lực, thƣơng hiệu, tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị và đặc biệt là chính sách kinh doanh linh hoạt đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Trong suốt chặng đƣờng phát triển đã qua và đang tới, phân bón Cà Mau luôn đề cao công tác an sinh xã hội không kém gì so với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi thế mà liên tiếp nhiều năm, các chƣơng trình trao tặng nhà tình thƣơng, xây trƣờng học, bắt nhịp cầu, chăm sóc sức khỏe, tài trợ học bổng, sách vở, đồng hành mùa vụ…

Nhà máy Xây dựng mô hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu gấp đôi doanh thu khoảng 15

nghìn tỷ vào năm 2025; Hoàn thiện hệ thống quản trị theo Thông lệ quản trị công ty tốt nhất nhằm tăng sức cạnh tranh và giá trị thị tru ờng Công ty, thu hút nhà đầu tƣ; Duy trì vị thế là một trong số các doanh nghiệp tiên phong và thực hiện chuyển đổi số thành công trong tập đoàn, tiếp tục hoàn thiện số hóa quy trình hoạt động và xây dựng cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác phân tích, dự báo; Triển khai thực hiện chiến lƣợc phát triển Công ty đến năm 2025 và định hƣớng đến năm 2035 phù hợp với tình hình mới; Tiếp tục xây dựng văn hóa công ty tạo môi trƣờng và động lực phát triển bền vững.

Thứ hai, kinh nghiệm của Tổng Công ty phân bón và hóa chất dầu khí Việt Nam

Tổng Công ty phân bón và hóa chất dầu khí Việt Nam chuyên sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất.

Hiện nay, sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP, khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/ Formaldehyde, H2O2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí.

Với tầm nhìn: Phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ ngành dầu khí.

Với sứ mệnh: Sản xuất, cung ứng nguồn phân bón và hóa chất phong phú, đáng tin cậy với giá cả hợp lý và điều kiện tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nƣớc nói chung. Hiện nay, hoạt động kinh doanh phân bón của Tổng công ty trải rộng khắp các vùng canh tác nông nghiệp và cây công nghiệp trên khắp lãnh thổ Việt Nam thông qua hệ thống tiêu thụ sản phẩm hình thành từ các công ty con đóng trụ sở chính tại các khu vực: miền Bắc, miền Trung &Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh thị trƣờng nội địa, Tổng công ty cũng xuất khẩu sản phẩm phân bón đi nhiều nƣớc, tập trung tại Châu Á.Về

hóa chất, khách hàng và thị trƣờng chủ lực đƣợc tập trung tại khu vực phía Nam và trong ngành dầu khí, sản xuất công nghiệp. Thƣơng hiệu Đạm Phú Mỹ cũng ngày càng khẳng định uy tín và góp phần tăng niềm tự hào về thƣơng hiệu Việt, thiết thực cổ vũ và góp phần trong phong trào Ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Thắng lợi này thể hiện một tầm nhìn chiến lƣợc sáng suốt và dài hạn của Tổng Công ty. Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã góp phần đa dạng hóa phƣơng thức sử dụng và nâng cao giá trị nguồn tài nguyên dầu khí, đƣa những thành tựu của nền công nghiệp hiện đại tới ngƣời nông dân, đảm bảo an ninh lƣơng thực và góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp nƣớc nhà.

Giai đoạn 2021-2025 với chiến lƣợc của Tổng Công ty là duy trì và phát triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhà máy bao gồm: Nhà máy đạm Phú Mỹ, NPK và các nhà máy hóa chất. Có ít nhất 02 sản phẩm phân bón chủ lực và 03 sản phẩm hóa chất chủ lực. Nâng sản lƣợng sản xuất NPK Phú Mỹ lên 500.000 tấn/năm.

Tiếp tục phát triển sản xuất các loại sản phẩm hóa chất, hóa dầu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiến tới ngang bằng với lĩnh vực phân bón. Duy trì và phát triển các dự án cải tiến sản phẩm, sản xuất phân bón/hóa chất chuyên dụng trên nền sản phẩm chủ lực (Urê, NPK). Giai đoạn 2025-2030: Giữ vững thị phần các sản phẩm đã đạt đƣợc. NPK Phú Mỹ chiếm 18% thị phần trong nƣớc. Tiêu thụ hết các sản phẩm sản xuất.

Giai đoạn 2031-2035: Lợi nhuận mảng hóa chất chiếm hơn 70 % tổng lợi nhuận. NPK Phú Mỹ chiếm 20% thị phần trong nƣớc. Tiếp tục mở rộng thị trƣờng phân bón ra Đông Bắc Á và Nam Á.

1.4.2. Bài h c kinh nghiệm rút ra về chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón cho Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Để có CLKD phù hợp và hiệu quả cần tuân thủ các yêu cầu sau:

doanh nghiệp. Nội dung chiến lƣợc phải theo định hƣớng, mục tiêu đặt ra, tuy nhiên có thể phải xem xét, điều chỉnh lại tầm nhìn, mục tiêu cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp. Công tác thực hiện không đơn thuần chỉ dựa vào học hỏi mà phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với các yếu tố nhƣ nguồn lực tài chính, con ngƣời, văn hóa của tổ chức.

Nội dung CLKD phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đổi mới để thích ứng với điều kiện mới nhƣng trong bối cảnh đầy biến động nhƣ hiện nay, cần chú ý đến năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chiến lƣợc cũng phải có yếu tố thách thức nhằm tạo động lực, những yếu tố khác và quyết tâm thực hiện cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.

CLKD cần có sự ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp, yêu cầu phải cụ thể, tránh chung chung, phải giới hạn thời gian thực hiện và chỉ rõ các mục tiêu cần đạt đƣợc, đồng thời phải đảm bảo tính linh hoạt, có khả năng thích nghi với nguy cơ và cơ hội diễn ra trong thực tiễn.

Cần tính toán sự cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn cho hiệu quả trƣớc mắt song vẫn giữ vững tầm nhìn dài hạn, và đặc biệt cần duy trì sự tập trung vào khách hàng. Bất kỳ nội dung hoàn thiện CLKD nào cũng phải dựa trên cơ sở của việc xác định và hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN

BÌNH ĐIỀN

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty CP phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nƣớc, nhà sản xuất chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Đặc biệt ở khu vực Miền Nam, vựa lƣơng thực chính của cả nƣớc, Công ty luôn lọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Hình 2.1. Trụ sở Công ty cổ phần phân bón Bình Điền

Công ty đƣợc hình thành từ những năm 1973, với tên gọi là Thành Tài Phân bón Công ty (Thataco).

Ðiền là Xí nghiệp phân bón Bình Ðiền II trực thuộc Công ty phân bón Miền Nam. Tuy là Xí nghiệp hạch toán báo số nhƣng từ năm 1991 đã tự xây dựng thƣơng hiệu cho riêng mình - Thƣơng hiệu “ÐẦU TRÂU”.

Với phƣơng châm lấy khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, lấy trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân làm nội dung cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp với sự chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao độ đã phát triển nhanh chóng và tự khẳng định mình trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu “ÐẦU TRÂU” trở thành gần gũi với các đại lý bạn hàng và bà con nông dân Việt Nam.

Với sự lớn mạnh đó, năm 2003, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) đã có Quyết định số 73/2003/QÐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp phân bón Bình Ðiền II trực thuộc Công ty phân bón Miền Nam thành Công ty phân bón Bình Ðiền, là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam) cho đến nay.

Sau khi tách ra, tốc độ phát triển của Công ty ngày càng nhanh, từ một đơn vị gần nhƣ không có vị trí nào trong các Công ty thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, sau khi tách ra, Công ty lần lƣợt vào top 10, sau đó top 5 và năm 2007 Công ty đã đứng đầu về doanh số trong các Ðơn vị thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. Ðến tháng 6 năm 2008 Tập Ðoàn Hóa Chất Việt Nam quyết định cổ phần hóa Công ty Phân Bón Bình Ðiền theo Quyết định số 356/QÐ-HCVN ngày 06 tháng 06 năm 2008 và năm 2012 Công ty đƣợc xếp thứ 117 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Vƣợt qua bao khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty CP phân bón Bình Điền đã nổ lực phấn đấu không ngừng, phát huy tính năng động sáng tạo, có định hƣớng chiến lƣợc và bƣớc đi phù hợp, đã tạo lập đƣợc nền móng vững chắc cho tiến trình hội nhập và phát triển của Công ty. Hiện nay sản phẩm phân bón thƣơng hiệu Ðầu Trâu của công ty đã có mặt trên toàn quốc và xuất khẩu sang một số nƣớc trong khu vực.

2.1.2. Mô hình quản trị và c cấu bộ máy của quản lý

Hiện nay, Công ty CP phân bón Bình Điền có mô hình quản trị nhƣ sau:

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng Cổ đông bao gồm tất cả các cổ

đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị,thành viên Ban kiểm soát. Đại hội đồng Cổ đông có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông Công ty, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty và thông qua định hƣớng phát triển của Công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trong liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng công ty. Hội đồng quản trị có quyền giám sát Tổng giám đốc và những ngƣời quản lý khác của công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị do Pháp luật và Ðiều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Ðại hội đồng Cổ đông quy định.

Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát bao gồm 3 (ba) thành viên, là cơ quan do

Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng Quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. độc lập Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám Đốc: Ban Tổng Giám đốc Công ty bao gồm 1 Tổng

Giám đốc, 2 Phó Tổng Giám đốc.Tổng giám đốc đƣợc Hội đồng quản trị ủy quyền, là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc HÐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Các phó Tổng giám đốc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp, tƣ vấn góp ý cho Tổng giám đốc đƣa ra các quyết định chiến lƣợc cho Công ty.

Phòng Tổng Hợp: Phòng Tổng hợp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách phòng Tổng hợp, có chức năng tham mƣu, giúp việc và tổ chức quản lý để đảm bảo sự chỉ đạo điều hành thông suốt của Ban Tổng Giám đốc về các mặt: tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo cán bộ; quản lý lao động tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng; công tác tổng hợp – thống kê; quản lý hành chính và quản trị; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác thông tin tổng hợp của công ty.

Phòng kinh doanh: Phòng Kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó

Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh và Marketing, có chức năng tham mƣu các cơ chế, chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Phối hợp với các phòng chức năng khác triển khai các chiến lƣợc, chính sách,kế hoạch kinh doanh đã đƣợc Tổng Giám đốc công ty phê duyệt.

Phòng Marketing: Bộ phận Marketing chịu sự chỉ đạo, điều hành trực

tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kinh doanh và Marketing, có chức năng tham mƣu các chiến lƣợc, cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm và thị trƣờng của Công ty. Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty triển khai các chính sách, kế hoạch phát triển thị trƣờng tiêu thụ của Công ty đã đƣợc Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt; thực hiện các chƣơng trình phục vụ cho bà con nông dân.

Phòng Tài chính–Kế toán: Phòng Tài chính–Kế toán chịu sự chỉ đạo,

điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty, có chức năng tham mƣu cho Tổng Giám đốc công ty các cơ chế, chính sách quản lý tài chính của công ty; thực hiện công tác thống kê kế toán theo quy định của pháp luật; kiểm tra, kiểm soát các khoản thu chi theo quy định; theo dõi và báo cáo kịp thời cho Tổng Giám đốc các biến động về tài chính của công ty.

Phòng Vật Tư Xuất Nhập Khẩu: Phòng vật tƣ xuất nhập khẩu chịu sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần phân bón bình điền (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)