Lí luận về hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 31)

1.2.3.1. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ mẫu giáo

*) Khái niệm về môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta như: tự nhiên, con người, các đồ vật... Khái niệm này có thể nhìn nhận theo nghĩa rộng và hẹp.

Theo nghĩa rộng, môi trường xung quanh là tất cả các sự vật, hiện tượng, con người có trong hành tinh mà chúng ta đang sống.

Theo nghĩa hẹp, môi trường xung quanh là những hoàn cảnh cụ thể (các sự vật, hiện tượng, con người...) bao quanh một đối tượng có liên quan mật thiết với nó. [13]

*) Khái niệm hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh chính là việc giáo viên tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức hoạt động để trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện và lĩnh hội những tri thức về những sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh như sự vật, hiện tượng, con người...

Đây thực chất là việc giáo viên tạo môi trường, tạo ra các tình huống và tổ chức cho trẻ hoạt động tiếp xúc trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh, thông qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng. Điều quan trọng hơn cả là thông qua hoạt động khám phá trẻ học được các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán giải quyết vấn đề, truyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận.

1.2.3.2. Khái niệm về biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

Như chúng ta đã biết, biện pháp là cách làm cụ thể, cách giải quyết một vấn đề hay hường tới nhiệm vụ từng phần, cụ thể. Trong một số trường hợp biện pháp cũng có thể giải quyết các nhiệm vụ khác nhau như một phương pháp. Biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh là tổ hợp những cách thwusc tổ chưc cụ thể trong hoạt động chơi, khám phá cùng nhau của cô và trẻ nhằm giải quyết một nhiệm vụ giáo dục nào đó trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

Biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua hoạt động tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 4 – 5 tuổi cũng chính là tổ hợp những cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động khám phá môi trường cùng nhau của cô và trẻ. Và như thế nhiệm vụ chính của giáo viên ở đây, một mặt là tổ chức cho trẻ hoạt động chơi, khám phá, tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, dẫn dắt trẻ khám phá, chơi và hoạt động ở các môi trường xung quanh, giúp từng cá nhân trẻ cũng như toàn thể nhóm trẻ hoạt động, khám phá đạt được mục đích, yêu cầu và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Mặt khác dựa vào hoạt động thực tiễn của giáo viên cần tích lũy những biện pháp tổ chức chơi đã dạng, sử dụng chúng một cách có hệ thống nhằm phát huy tính TCNT của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ. Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác như mục tiêu, nội dung, điều kiện thực hiện và cách đánh giá kết quả hoạt động khám phá ở trường mầm non.

1.2.3.3. Nội dung của hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu một số nội dung cho trẻ khám phá môi trường xung quanh: Tìm hiểu thực vật, động vật; yếu tố tự nhiên vô sinh; Gia đình.

*)Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen thực vật.

Thực vật là một đối tượng quan trọng của môi trường tự nhiên hữu sinh. Để xác định tri thức về thực vật, giáo viên cần hiểu rõ về bản chất của thực vật là một cơ thể sống, nó có khả năng dinh dưỡng, hô hấp và sinh sản và

phát triển. Để thực hiện chức năng sống, các loại thực vật có các cơ quan tương ứng như rễ, thân, lá hoa, quả. Các bộ phận này của thực vật khác nhau về kích thước, hình dạng, màu sắc phần lớn phụ thuộc vào điều kiện sống. Tất cả các bộ phận của thực vật cũng thay đổi trong quá trình phát triển và phụ thuộc vào sự chăm sóc và bảo vệ của con người.

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với thực vật phân ra thành hai loại: + Những kiến thức cơ bản về thực vật có liên quan đến hiểu biết của trẻ, hướng đến sự phát triển nhận thức như tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, chức năng, nhu cầu và môi trường sống của nó...

+ Các hình thức tác động qua lại giữa con người và thực vật: Như biện pháp giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ..Nó xác định các nguyên tắc hành vi của trẻ đối với tự nhiên, các chuẩn mực với với đạo đức trong quan hệ thực vật.

*)Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với động vật.

Để xác định nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với động vật, giáo viên cần hiểu được bản chất của đối tượng động vật để khai thác các tri thức cần cung cấp cho trẻ.

Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với động vật bao gồm những tri thức có liên quan đến hiểu biết của trẻ về động vật, hướng đến sự phát triển nhận thức; Các nguyên tắc, hành vi của trẻ đối với tự nhiên, các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ với động vật được thể hiện ở các hình thức tác động qua lại giữa con người và động vật.

Trẻ mẫu giáo thường không biết đầy đủ và đúng về mối quan hệ của động vật với môi trường sống, về sự thích ứng của chúng với điều kiện sốn, về nơi ở của động vật, không biết lợi ích của một số động vật. Hứng thú của trẻ với động vật thường không sâu sắc, chúng chỉ chú ý tới đặc điểm nổi bật bên ngoài, không có khả năng chú ý và quan sát lâu...Vì vậy việc hướng dẫn trẻ làm quen với động vật cần chú ý lựa chọn nội dung, nhằm làm chính xác hóa, bổ sung, mở rộng tri thức về động vật, hình thành ở trẻ sự hứng thú, sự chú ý và thái độ đúng với động vật.

*)Nội dung hướng dẫn khám phá thiên nhiên vô sinh

Tìm hiểu và khám phá một số tính chất của các yếu tố trong thiên nhiên vô sinh.

Ví dụ: Một số tính chất của cát, đất, sỏi, đá, không khí, nước,... Tìm hiểu về thời tiết và một số hiện tượng tự nhiên.

Ví dụ:Gió (gió thổi mạnh, gió nhẹ), mây, mưa, nắng, ....

Thí nghiệm đơn giản với một số đối tượng thiên nhiên vô sinh. Ví dụ: Vật nổi - vật chìm, không khí ở đâu, ánh sáng...

*)Nội dung hướng dẫn trẻ tìm hiểu về gia đình

Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu hình thành biểu tượng “gia đình” với nếp sống, truyền thống và cách thức quan hệ. Trẻ tiếp nhận gia đình đúng như nó tồn tại và yêu nó. Tình cảm này đã hình thành lòng yêu nước. Nếu trong gia đình có thói quen riêng, các quy tắc riêng (ngày lễ tết, sinh nhật, nghỉ ngơi...), nó sẽ làm phong phú kinh nghiệm của trẻ và tồn tại như những kí ức thời thơ ấu. Những kí ức này được hình thành từ các tình tiết nhỏ: buổi sáng được mẹ thơm lên má để dậy cho nhanh,...Mỗi trẻ đều có kí ức riêng, nhưng nó thật có giá trị với chúng, là sợi dây gắn bó giữu trẻ với gia đình, người thân rất chặt chẽ.

Nhiệm vụ của người lớn là làm sao cho các kí ức đẹp ngày càng có nhiều ở trẻ. Sự gắn bó gia đình, mong muốn quan tâm đến gia đình, làm gì đó cho gia đình, có liên qaun đến việc tạo cho trẻ có trách nhiệm nào đó trong gia đình, tham gia vào lao động vừa sức để củng cố tình cảm gia đình.

Nội dung này còn cho trẻ khám phá những đồ dùng để ăn uống trong gia đình (cốc, chén, bát, đĩa...), những đồ dùng có sử dụng điện (ấm điện, ti vi, quạt điện...), phân loại đồ dùng theo công dụng, chất liệu và biết giữ gìn,...

*) Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với chủ đề nghề nghiệp.

Chủ đề nghề nghiệp là một trong những chủ đề chính nội dung chương trình cho trẻ làm quen với MTXQ được sử dụng giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh trong nội dung chương trình giáo dục mầm non. Thông qua chủ đề nghề nghiệp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết như: Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau, đặc điểm của mỗi ngành nghề, trang phục,...

1.2.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non.

- Hoạt động được hiểu là quá trình trẻ tham gia tác động tích cực lên tất các sự vật, hiện tượng, môi trường xung quanh trẻ như:các hoạt động học, vui chơi,...Kết quả tạo ra sản phẩm là đồ vật và nhận thức, hiểu biết của trẻ được tích lũy dần lên.

- Hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ ở trường mầm non bao gồm các hình thức:

- Giờ học “Hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh”.

Giờ học là một hình thức dạy học do giáo viên tổ chức tại thời điểm nhất định trong ngày và bắt buộc đối với tất cả các trẻ trong lớp, nhằm thực hiện nhiệm vụ nội dung giáo dục cụ thể theo kế hoạch đã xây dựng.

Trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, giờ học là một trong những hình thức cơ bản. Giờ học giúp hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách có hệ thống dựa trên khả năng của trẻ, đặc điểm, hoàn cảnh môi trường xung quanh và điều kiện của trường, lớp. Trên lớp học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hệ thống kiến thức, kỹ năng đơn giản được hình thành ở tất cả trẻ trong nhóm, lớp, đáp ứng nhu cầu của chương trình tốt hơn so với các hình thức ngoài giờ học (hoạt động ngoài trời, hoạt động trong các góc...). Giờ học có thể làm chính xác hóa, hệ thống hóa mở rộng, làm sâu sắc hơn kiến thức cho trẻ

1.2.3.5. Vị trí của hoạt động khám phá môi trường xung quanh trong chương trình giáo dục mầm non.

Cho trẻ khám phá vào môi trường xung quanh là dẫn dắt trẻ vào cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập với môi trường xung quanh, nhằm tích lũy những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên, về cuộc sống xã hội phong phú đa dạng, nhằm hình thành phương pháp suy nghĩ, thái độ, quan hệ tích cực, cách ứng xử đúng đắn với xung quanh.

Mục đích cho trẻ khám phá với môi trường xung quanh chính là kết quả mong muốn đạt tới của quá trình tổ chức các hoạt động làm quên với môi

trường xung quanh. Việc xây dựng mục đích cho trẻ khám phá môi trường xung quanh nhằm đạt các mục đích như sau:

- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh.

- Phát triển các năng lực nhận thức để trẻ tự phát hiện vấn đề, tích lũy kiến thức và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.

- Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và xã hội.

Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, có tác dụng góp phần tích cực và việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức.

Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giưới xung quanh. Trẻ 4- 5 tuổi khả năng nhận thức tiền khoa học một cách đúng đắn, làm cơ sở cho trẻ bước tiếp vào lứa tuổi lớn hơn, về sau bước vào trường phổ thông có thể tiếp nhận thức những tri thức khoa học có hệ thống.

Góp phần phát triển hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý, cảm giác, tri giác, tưu duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý... của trẻ.

Trong quá trình hoạt động với môi trường xung quanh, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (nghe, nói, nhìn, sờ, mó...) và được tiến hành các thao tác trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp...)

Ví dụ cho trẻ khám phá chủ đề về phương tiện giáo thông, cô tạo tiếng nghe của động cơ cháu nghe và nhận xét xem đó là tiếng của phương tiện gì? (máy bay, ô tô, tàu lửa..). Qua hoạt động học trẻ biểu hiện được những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ đàm thoại. Từ đó giúp trẻ nhận biết được các phương tiện giao thông lưu hành trên các đường nào? So sánh được phương tiện giao thông nào nhanh, chậm, phân tích được đặc điểm của từng loại phương tiện...

Trẻ được giáo dục đúng đắn trong môi trường tự nhiên và xã hội, tạo điều kiện và hình thành tâm hồn phát triển trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, kính trọng cô giáo, biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống văn hóa của quê hương đát nước, yêu kính người lao động, trân trọng giữ gìn sản phẩm người lao động. Qua đó trẻ bước đầu có lối sống văn minh trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày, có tình yêu đối với cái đẹp, biết yêu quý, tôn trọng, giữ gìn cái đẹp vào cuộc sống một cách sáng tạo. Ví dụ: tìm hiểu “gia đình của bé” cháu biết được mối quan hệ của ông bà cha mẹ, nội, ngoại, cô bác, chú gì, anh chị em trong gia đình...Là những người thân, mối quan hệ giữa những người thân, sinh hoạt chung một mái nhà. Từ đó cháu hiểu được vị trí của cháu đối với người thân, tình cảm yêu quý, kính trọng với người lớn trong gia đình....Thông qua đó góp phần tích lũy của trẻ về gia đình và người thân, có thái độ phù hợp, tình cảm của trẻ cũng được phát triển.

Dựa trên mục đích giáo dục trẻ mầm non, khái niệm “ khám phá môi trường xung quanh”, đặc điểm phát triển của trẻ mầm non có thể xác định mục đích hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh như sau:

+ Trang bị cho trẻ tri thức về môi trường xung quanh và bản thân. + Hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với môi trường xung quanh. + Rèn luyện cho trẻ kỹ năng, hành vi trong mối quan hệ với môi trường xung quanh.

- Như vậy môi trường xung quanh có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nhận thức cho trẻ. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, nó cung cấp hiểu biết cho trẻ vốn kiến thức tiền khoa học về xã hội, con người, thiên nhiên...là cơ sở để hình thành nhân cách cho trẻ.

1.2.3.6. Vai trò của hoạt động khám phá môi trường xung quanh với sự phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 -5 tuổi

Vai trò của hoạt động khám phá môi trường xung quanh đối với việc hình thành nhân cách đã được C.Mác, trong quá trình hình thành nhân cách điều kiện quyết định là điều kiện thực tiễn (hoạt động lao động và hoạt động

xã hội). Các hoạt động này vừa là điều kiện để hình thành nhân cách, vừa là thước đo đánh giá tính chủ thể của mỗi cá nhân.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tích cực tri thức, thể hiện thái độ với những điều đã được lĩnh hội được, rèn kĩ năng, hành vi trong mối quan hệ tác động qua lại với môi trường, mỗi dạng hoạt động đều có thể làm tích cực hóa các mặt nhân cách, những hiệu qảu giáo dục chỉ đạt được khi sử dụng tổng hợp chúng. Vai trò của hoạt động được thể hiện đặc điểm ở các hoạt động sau đây:

Thứ nhất hoạt động môi trường tốt nhất giúp trẻ tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội. Trong quá trình tham gia hoạt động, trẻ học được cách sử dụng công cụ do con người làm ra, biết được đặc điểm cấu tạo, tính chất cảu các công cụ đó, biết được ý nghĩa của nó đối với đời sống con người. Tham gia

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 31)