Cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng một số biện pháp phát huy

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 56)

phá môi trường xung quanh.

Những cơ sở khoa học định hướng cho việc xây dựng biện pháp phát

huy TTCNT của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tổ chức khám phá môi trường xung quanh.

- Coi TTCNT là một phẩm chất quan trọng của nhân cách có vai trò quyết định đến hiệu quả nhận thức của con người nói chung và của trẻ mẫu giáo nói riêng.

- Chiến lược về con người Việt Nam trong thế kỉ XXI, mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trong những năm tới.

- Dựa vào kết quả phân tích những cơ sở lý luận và kết quả điều tra thực trạng.

Như vậy, phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ trong các hoạt động vui chơi, khám phá nói chung và môi trường xung quanh nói riêng là một trong những nguyên tắc giáo dục hết sức cần thiế, nó được coi là nguyên tắc “vàng” của vấn đề tố chức khám phá môit trường xung quanh. Muốn làm được điều này trong quá trình giáo dục, tổ chức khá phá cho trẻ thì người lớn cần chú ý đến đến trẻ, phải lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho chúng hoạt động tích cực.Trong khi khám phá môi trường xung quanh, trẻ là chủ thể tích cực chúng chủ động khám phá, tìm kiếm và trải nghiệm các tình huống của cuộc sống môi trường xung quanh, làm phong phú vốn kinh nghiệm của mình nhằm thảo mãn nhu cầu khám phá và nhu cầu nhận thức. Mặc dù vậy khi trẻ hoạt động và khám phá MTXQ cũng rất cần đến sự giúp đỡ của người lớn, và người lướn ở đay giữu vai trò là người tổ chức cho trẻ khám phá, hoạt động, họ là điểm tựa giúp trẻ chủ động chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội lịch sử xã hội.

Trên đây là cơ sở khoa học định hướng quan trọng khi xác định cách thức, con đường giáo dục trẻ thành con người mới tích cực, năng động, sáng tạo và chủ động trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Đồng thời đay cũng chính là định hướng quan trọng trong đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non hiện nay.

2.2.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

Dựa trên cơ sở khoa học, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tổ chức khám môi trường xung quanh như sau:

Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức chơi, khám phá môi trường xung quanh.

*Mục đích, ý nghĩa

Kế hoạch tổ chức cho trẻ khám phá chính là tổ hợp các biện pháp sư phạm được lựa chọn và phân bố theo trình tự hoạt động của cô và trẻ trong khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển các hoạt động chơi và khám phá MTXQ của trẻ. Kế hoạch tổ chức khám phá được hiểu như hệ thống các cách thức được lựa chọn và phân bố hợp lý theo trình tự thời gian nhằm giải quyết những mục tiêu phát triển các hoạt động khám phá môi trường của trẻ trong thời gian nhất định.

Tùy thuộc vào thời gian được ấn định mà có các loại kế hoạch tương ứng, như kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạc tuần...Trong các loại kế hoạch tổ chức chơi, khám phá, thì kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi, khám phá trong tuần, kế hoạch tháng mang tính cụ thể và được sử dụng, áp dụng tích cực, nhiều lên.

*Cách thực hiện

Trước khi lập kế hoạch, phải xác định cơ sở để lập kế hoạch cho trẻ chơi, khám phá trên cơ sở phân tích khả năng chơi, khám phá hiện tại và mức

độ thể hiện tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám MTXQ theo các tiêu chí đánh giá như:

Biểu hiện tính độc lập, chủ động, có sáng kiến trong việc tìm kiếm các phương thức nhằm giải quyết nhiệm vụ mà khi tham gia ở các hoạt động khám phá MTXQ.

Lưu ý những trường hợp cá biệt, những trẻ đạt mức độ xuất sắc hoặc rất thấp so với tình hình chung của lớp, của nhóm. Cả cô giáo và trẻ đều tham gia vào việc lập kế hoạch chơi theo nhu cầu và sự phát triển của trẻ 4 – 5 tuổi. - Tiến hành lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi và khám phá cụ thể:

+ Xác định mục đích và yêu cầu của hoạt động chơi, khám phá, đây là phần quan trọng nhất và dựa vào khả năng chơi và khám phá hoạt động thực sự ở trẻ. + Lựa chọn nội dung khám phá và hình thức tổ chức hoạt động khám phá tích cực, linh hoạt phù hợp với mục đích, yêu cầu đặt ra.

+ Về nội dung khám phá môi trường xung quanh giáo viên sưu tầm và sử dụng trong tài liệu giáo dục mầm non, và các tài liệu có liên quan một cách phong phú, sinh động.

- Những môi trường xung quanh cho trẻ khám phá và hoạt động được lựa chọn phải tạo điều kiện tốt cho trẻ luyện tập phát triển trí tuệ. Nhiệm vụ nhận thức của hoạt động khám phá đòi hỏi sự nỗ lực về trí tuệ , nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tính dạy trong các hoạt động khám phá cần được kết hợp giữa tính học tập nghiêm túc với tính vui vẻ thoải mái và các hoạt động hấp dẫn có tính cuốn hút với trẻ. Chính sự cuốn hút, hấp dẫn của các hoạt động khám phá sẽ kích thích hoạt động trí tuệ ở trẻ và giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức dễ dàng hơn.

+ Sau đó sắp xếp nội dung chơi, khám phá có hệ thống, nâng dần mức độ khó và sâu hơn của chúng đối với trẻ. Điều này đòi hỏi trẻ phải cố gắng , nỗ lực trong khi chơi và khám phá các hoạt động MTXQ, tạo điều kiện cho trẻ tích cực.

Việc lập kế hoạch, tổ chức chơi và khám phá làm sao thuận lợi cho việc phát triển khả năng ham khám phá, chơi và hoạt động của trẻ, phát huy được

tính tích cực của toàn nhóm trẻ đồng thời vẫn tính đến được mức độ phát triển riêng của từng cá nhân trẻ.

*) Điều kiện vận dụng

Để đảm bảo cho tính khả thi của kế hoạch tổ chức khám phá, chơi cho trẻ cần phải:

- Giáo viên có kĩ năng lập kế hoạch khám phá MTXQ cho trẻ ở trường mầm non.

- Có môi trường để khám phá, hoạt động và chơi như chỗ khám phá, các đồ dùng, vật liệu trực quan cần thiết và thời gian cho trẻ hoạt động, chơi và khám phá.

- Kế hoạch xây dựng rõ ràng, cụ thể thuận lợi cho thực hiện và theo tuần tự thời gian hướng tới mục tiêu cao hơn, đảm bảo cho sự phát triển thường xuyên, liên tục ở trẻ.

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường khám phá xung quanh trẻ phong phú, hấp dẫn.

*) Mục đích và ý nghĩa

Môi trường hoạt động là môi trường mà trong đó đối tượng hoạt động chưa đựng tiềm năng trở thành động cơ bên trong của chủ thể. Môi trường hoạt động giữa một vị trí quan trọng trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy trẻ học tốt nhất qua sự tương tác với đối tượng môi trường xung quanh, trong đó gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do đó việc tạo môi trường phong phú, hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển tâm lý của trẻ nói chung và phát triển tính tích cực nhận thức nói riêng.

Mục đích là tạo sự hưng phấn, kích thích trẻ để tăng tính chủ động, tích cực khi tham gia vào quá trình nhận thức trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

Mục đích của việc xây dựng môi trường phong phú, hấp dẫn là quá trình nhà giáo dục tạo ra những điều kiện tốt nhất để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực với các đối tượng, khơi gợi hứng thú của trẻ, kích thích sự sáng tạo, khuyến khích trẻ chủ động tìm kiếm, thử nghiệm, rèn luyện các kỹ

năng nhận thức, góp phần phát huy mọi hoạt động nhận thức trong mọi hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trẻ.

Về ý nghĩa, khi môi trường vật chất phong phú, hấp dẫn, không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là nguồn lực thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, khảo sát, khám phá của trẻ. Sự hứng thú sáng tạo của trẻ phụ thuộc rất lớn vào các đối tượng của môi trường. Các đối tượng càng phong phú, mới mẻ, có sức hấp dẫn thì càng duy trì được hứng thú của trẻ, khơi gợi và kích thích sự sáng tạo của trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá, thử nghiệm.

*) Cách tiến hành

- Môi trường hoạt động, các trang thiết bị, nguyên vật liệu phải được chuẩn bị, đáp ứng triển khai chủ đề. Cung cấp nhiều hình thức hoạt động, đa dạng, linh hoạt, an toàn đối với trẻ, phù hợp với các mặt ở trẻ.

- Chuẩn bị môi trường gắn với môi trường xung quanh trẻ gần gũi, phù hợp với điều kiện địa phương. Khuyến khích sử dụng vật liệu trực quan, thiên nhiên sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chủ đề.

- Các học liệu, đồ dùng cần được chuẩn bị có tính “mở” nhằm kích thích trí tò mò, sáng tạ, tưởng tượng... của trẻ.

- Sử dụng các học liệu và thiết bị theo các cách thức tăng dần mức đọ phức tạp, thử thách đối với trẻ.

- Cung cấp các đồ dùng, học liệu theo trình tự phân phối kế hoạch hoạt động trong tuần, với số lượng vừa đủ và nên thay đổi sau mỗi ngày để trẻ luôn có cảm giác mới mẻ sẽ khơi gợi ở trẻ sự tập trung chú, kích thích hứng thu hoạt động ở trẻ.

- Bố trí, sắp xếp đồ dùng, các đối tượng trong hoạt động sao cho thuận tiện, đẹp mắt, gây được sự chú ý của trẻ để kích thích được các hoạt động của trẻ và phục vụ tốt nhất cho trẻ trong quá trình hoạt động nhận thức.

- Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động trên cơ sở cô đã chuẩn bị các môi trường phong phú, hấp dẫn cho trẻ.

*) Điều kiện vận dụng

- Giáo viên phải là người chủ động tìm kiếm, xây dựng đồ dùng trực quan, trò chơi sinh động, kích thích sự hoạt động của trẻ.

- Giáo viên cần linh hoạt tổ chức, sáng tạo trong môi trường tổ chức hoạt động cho trẻ, luôn luôn bổ sung, thay đổi đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn với nhiều mục đích khác nhau.

Tóm lại, môi trường hoạt động vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phương tiện để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Môi trường hoạt động có phong phú, hấp dẫn mới khơi gợi được ở trẻ sự hứng thú, nhu cầu tìm tòi, khám phá và kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực. Vì vậy giáo viên phải biết khai thác và tạo môi trường hấp dẫn để phát huy cao nhất vai trò của nó trong công tác giáo dục trẻ.

Biện pháp 3: Tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu

tố của môi trường xung quanh. *) Mục đích, ý nghĩa.

- Về mục đích thì làm tăng tính chủ động, tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Từ đó giúp trẻ chủ động, tích cực lĩnh hội những tri thức về yếu tố của môi trường xung quanh, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Về ý nghĩa thì có thể thấy nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng, tâm lí, nhân cách của trẻ chỉ phát triển khi trẻ tham gia vào hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì tâm lí càng phát triển, đứa trẻ nào ưa hoạt động thì đứa trẻ đó càng thông minh. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, cần tổ chức cho trẻ các hoạt động để trẻ chủ động tham gia và có cơ hội hoàn thiện các chức năng tâm lý, chuẩn bị cho trẻ bước lên lứa tuổi 5 tuổi về sau và lớn hơn nữa.

- Trẻ mẫu giáo thường học hỏi mọi lúc, mọi nơi, trẻ lĩnh hội về tri thức, kiến thức về tự nhiên, xã hội thông qua chơi, qua trải nghiệm, trong quá trình xem xét và khám phá các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh. Một trong những quan điểm của giáo dục mầm non là “dạy học hướng vào đứa trẻ”, tức là cần phải phát huy vai trò chủ thể của trẻ, tính tích cực hoạt động

của trẻ thông qua các hoạt động, mỗi đứa trẻ phải tự hình thành và phát triển nhân cách của mình, không ai có thể làm thay trẻ được. Do đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu tố của môi trường xung quanh sẽ là biện pháp hữu hiệu để phát huy vai trò chủ thể của đứa trẻ khi tham gia vào hoạt động. Từ đó tăng cường và phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ một cách có hiệu quả.

*) Cách tiến hành.

- Khi tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ, đặc biệt trong hoạt động có chủ đích cần phối hợp một cách tựu nhiên những hoạt động khám phá của trẻ như quan sát, đàm thoại, sờ mó trực tếp với vật thật... và các hoạt động sáng tạo như vẽ, tô màu, nặn, xây dựng, lắp ghép... để có trẻ có điều kiện tự khám phá ra những thuộc tính, đặc điểm, công dụng của các yếu tố trong môi trường xung quanh, đồng thời kích thích trẻ hoạt động, tích cực, tự giác.

- Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được quan sát tiếp xúc, hoạt động với các yếu tố môi trường xung quanh nhiều lần bằng cách được nhìn thấy, được tiếp xúc, được làm, được trực tiếp khám phá với sự tham gia nhiều giác quan.

- Chú ý tạo cơ hội cho trẻ được thử sai, được thể hiện với những kinh nghiệm và khả năng của mình khi tham giá hoạt động khám phá các yếu tố của môi trường xung quanh. Từ đó trẻ có những hiểu biết chính xác về sự vật, hiện tượng.

- giáo viên tổ chức cho trẻ thảo luận theo nhóm, rồi đưa ra những mô tả, nói lên ý kiến và hiểu biết của các yếu tố của môi trường xung quanh đã được tiếp xúc trực tiếp. Qua đó hiểu biết của trẻ về đối tượng được mở rộng, chính xác hóa và tư duy ngôn ngữ đượng phát triền.

- Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên không nên nói quá nhiều và cần tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm nhằm phát huy các kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát để trẻ tự giải quyết vấn đề.

- Giáo viên cần phải nắm vững các loại hình hoạt động của trẻ mầm non, đặc biệt là của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh.

- Cần phải tạo cơ hội để trẻ tự lựa chọn cơ hội theo khả năng, nhu cầu của mình.

- Phải lựa chọn phương tiện dạy học phong phú, phù hợp với mục đích dạy học. Tạo điều kiện cho từng cá nhân trẻ hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức.

Tóm lại: Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu tố của môi trường xung quanh là một biện pháp phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lí kèm theo khả năng nhận thức được hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, một mặt giúp trẻ tự chiếm lĩnh những tri thức mới về môi trường xung quanh, một mặt phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức cũng như tham gia các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ, giáo viên cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp này nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

Biện pháp 4: Tạo ra các tình huống có vấn đề, có ý nghĩa đối với trẻ,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 56)