Thực trạng của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 45 - 50)

tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trường mầm non Hùng Vương.

STT Quan niệm của giáo viên về việc sử dụng MTXQ Tỉ lệ %

1 Sử dụng MTXQ để ôn luyện những tri thức, kỹ năng đã biết của trẻ.

60%

2 Sử dụng MTXQ làm phương tiện cung cấp những tri thức kỹ năng mới cho trẻ.

25%

3 MTXQ là phương tiện để củng cố, luyện tập những tri thức, kỹ năng cho trẻ.

15%

Nhận thức của giáo viên về việc biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi ở trường mầm non.

Quan niệm của giáp viên về việc sử dụng môi trường xung quanh. + 60% ý kiến giáo viên được hỏi cho rằng nên sử dụng môi trường xung quanh là môi trường bao gồm các phương tiện để ôn luyện tri thức và kĩ năng đã biết của trẻ.

+ 25% cho rằng nên áp dụng môi trường xung quanh, là môi trường bao gồm các phương tiện cung cấp những tri thức mới cho trẻ.

+ 15% coi môi trường xung quanh là môi trường mà bao gồm các phương tiện vừa để củng cố, luyện tập những tri thức kĩ năng cho trẻ.

Kết quả được biểu diễn trên biểu đồ 1

15%

25% 60%

Biểu đồ 1.1 : Quan niệm của giáo viên về sử dụng môi trường xung quanh

Kết quả được thu cho thấy, quan niệm của giáo viên mầm non về việc áp dụng và sử dụng môi trường xung quanh vào công tác giáo dục trẻ có khác nhau tuy nhiên họ cùng gặp nhau ở chỗ coi môi trường xung quanh làm phương tiện thực hiện vào mục đích dạy học cho trẻ mẫu giáo.

* Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ.

Bảng 1.1 : Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ

Mức độ Số phiếu % Xếp hạng

Rất cần thiết 18 90 1

Cần thiết 1 5 2

Tương đối cần thiết 1 5 3

Không cần thiết 0 0 4

Việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ đồng thời đồng thời là nội dung hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Kết quả tích điều tra cho thấy, đa số giáo viên mầm non đều đã nhận thấy rằng việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 – 5 tuổi là việc rất cần thiết, vì ở độ tuổi 4 – 5 tuổi việc nhận thức của trẻ mới bước đầu phát triển mạnh để hình thành nhân cách cho con người nói chung và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Cụ thể có tới 90% số ý kiến cho rằng việc phát huy tính tích cực nhận thức ở lứa tuổi này là rất cần thiết và có 5% số ý kiến cho là cần thiết chỉ có 5% số ý kiến cho là tương đối cần thiết và không có ý kiến nào là không cần thiết. Kết quả này là rất cần thiết và có 5 % số ý kiến cho là không cần thiết. Kết quả này cho thấy giáo viên đánh giá cao vai trò của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ và đay là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Tuy nhiên số giáo viên còn phân vân, trả lời nước đôi cũng như không nhận thức được vai trò của biện tổ chức khám phá môi trường xung quanh cho trẻ cũng còn chiếm tỉ lệ không nhỏ.

*) Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua tổ chức khám phá môi trường xung quanh của trẻ 4 – 5 tuổi.

Bảng 1.2: Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ. STT Các biện pháp Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạc tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ 17 85% 2 10% 1 5% 2 Xây dựng MTXQ cho trẻ phong phú 11 55% 6 30% 3 15% 3

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá yếu tố của MTXQ

9 45% 5 25% 6 30%

4

Tạo các tình huống mang

tính có vấn đề 11 55% 5 25% 4 20%

5

Tổ chức trẻ chơi,khám phá

thường xuyên 9 45% 9 45% 2 10%

6

Kiểm tra đánh giá kết quả

hoạt động trẻ. 10 50% 7 35% 3 15%

Qua bảng trên ta thấy để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua khám phá môi trường xung quanh đại đa số giáo viên đã thường xuyên lập kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia khám phá MTXQ (85%). Khi lập kế hoạc cô giáo đưa ra những nội dung gây hứng thú phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ. Tuy nhiên những kế hoạch tổ chức cho trẻ khám phá của giáo viên chưa mang tính sáng tạo.

Biện pháp tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám phá các yếu tố của môi trường xung quanh (45%) góp phần giúp trẻ tham gia các hoạt động tích cực, chủ động động hơn, và cảm thấy mình tự lập hơn. Việc cho trẻ tự khám phá các yếu tố trong MTXQ sẽ thôi thúc trẻ mạnh dạn và nhận ra giá trị của mình, tự mình hoạt động, tự mình khám phá và phát hiện các sự vật, hiện tượng mới lạ. Phát triển khả năng tích cực tự nhận thức của bản thân mình thông qua các hoạt động tự khám phá MTXQ.

Biện pháp tiếp theo được nhiều giáo viên sử dụng là “ xây dựng môi trường xung quanh cho trẻ chơi, khám phá... phong phú (55%) và tạo các tình huống mang tính có vấn đề khi trẻ chơi, khám phá MTXQ (55%). Đây là điều kiện rất quan trọng để tổ chức các hoạt động khám phá MTXQ có hiệu quả cho trẻ.

Qua nghiên cứu khảo sát thực tế trên tôi thấy trường mầm non đã trang bị cho các nhóm lớp đầy đủ các môi trường chơi, học tập, khám phá, trải nghiệm xung quanh trẻ, tạo điều kiện cho các giáo viên xây dựng môi trường xung quanh cho trẻ khám phá.

Biện pháp tiếp theo được giáo viên mầm non sử dụng khi tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ là: Kiểm tra, đánh giá kết quả trẻ hoạt động khám phá (50%) biện pháp này cô giáo có thể đánh giá được mức độ tích cực của trẻ. Ngoài ra biện pháp tổ chức cho trẻ chơi, khám phá, thường xuyên cũng được giáo viên sử dụng.

*) Nhận thức về vai trò của giáo viên trong công tác tổ chức khám phá môi trường xung quanh nhằm phát huy tính tích cực nhạn thức cho trẻ.

STT Ý Kiến giáo viên Tỷ lệ %

1 Cô giáo giữ vai trò là trung tâm 65,5%

2 Cô giáo giữ vai trò là người tổ chức 35,5%

+ 65,5 %ý kiến cho rằng cô giáo giữ vai trò trung tâm, là người quyết định đến việc trẻ hoạt đông, khám phá.

+ 35,5 % ý kiến cho rằng, cô giáo giữ vai trò là người tổ chức và hướng dẫn giúp đỡ, tạo cơ hội cho trẻ chơi, hoạt động và khám phá, còn trẻ giữ vai trò là chủ thể trong trò chơi của chúng.

+ 4 % giáo viên không trả lời.

Kết quả trên chứng tỏ, đa số (75%) giáo viên mầm non vẫn theo kiểu truyền thống coi cô giáo là trung tâm của quá trình chơi, khám phá MTXQ và áp đặt trẻ chơ, khám phá theo ý muốn chủ quan của người lớn, họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể tích cực của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi trong khám phá MTXQ. Điều này phản ánh đúng thực trạng việc tổ chức khám phá MTXQ cho trẻ hiện nay ở các trường mầm non, và đây là một hạn chế rất lớn trong nhận thức của giáo viên mầm non. Bên cạnh đó một số giáo viên (20%) nhận thức được vai trò của người lớn trong việc tổ chức, tạo điều kiện phát huy tính chủ động, độc lập trong khi khám phá MTXQ, họ nhìn nhận trẻ như một chủ thể tích cực của hoạt động khám phá. Nhưng vai trò đó cần thực hiện ra sao để không lấn át vị trí chủ thể của trẻ trong khi khám phá thì họ thực sự lúng túng và đây luôn là câu hỏi đặt ra cho họ mỗi khi tham gia vào các hoạt động khám phá MTXQ của trẻ.

* Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ mẫu giáo.

Bảng 1.3 : Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ mẫu giáo.

Stt Những khó khăn Số

lượng

Tỉ lệ %

1 Thiếu những môi trường hoạt động, khám phá phong phú 12 60% 2 Không gian cho hoạt động khám phá chật hẹp 10 50%

3 Số lượng trẻ quá đông 19 95%

4 Trẻ ỷ lại vào cô 7 35

5 Trình độ giáo viên hạn chế 4 20

Qua quá trình điều tra thực tiễn, tôi nhận thấy khi tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo, giáo viên thường gặp khó khăn. 95% giáo viên gặp trở ngại khi sĩ số lớp quá đông, thiếu những môi trường hoạt động, khám phá phong phú, giáo viên chưa coi trọng hoặc không biết cách lập kế hoạch tổ chức cho trẻ hoạt động, khám phá, chơi, thiếu môi trường cho trẻ hoạt động và khám phá. Trình độ giáo viên có hạn, giáo viên khó có thể tự tạo ra nhiều môi trường mới cho trẻ vì vì còn thiếu hụt những điều kiện như không gian, các đồ dùng trực quan sinh động...Như vậy khi tổ chức việc khám phá môi trường xung cho trẻ ở trường mầm non, giáo viên gặp nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan gây ảnh hưởng lớn đến việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. Một trong số khó khăn đó là, giáo viên mầm non gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong khi hoạt động, khám phá và trải nghiệm.

Tóm lại, qua thăm dò khảo sát chúng tôi thấy rằng về cơ bản giáo viên mầm non đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tổ chức khám phá môi trường xung quanh. Đồng thời giáo viên đã cố gắng lựa chọn và sử dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh, tuy nhiên trong quá trình sử dụng các biện pháp cần linh hoạt hơn, cần phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với nhau. Khi sử dụng còn đơn điệu, rời rạc, thiếu tính hệ thống, đôi khi còn quá lợi dụng một biện pháp nào đó. Do vậy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tổ chức khám phá môi trường xung quanh còn chưa cao, trong quá trình hoạt động trẻ luôn bị thụ động, tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ bị hạn chế.

2.1.3. Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức trong qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)