Kết quả hội thảo về “Các tác nhân ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến chất lượng quản lý trường học (Trang 51 - 55)

3. Tính chân thực của các yếu tố cơ bản có tác động đến chất l−ợng

3.1.1. Kết quả hội thảo về “Các tác nhân ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục

giáo dục và quản lý giáo dục” tại Kỳ họp lần thứ VI của Câu lạc bộ Giám đốc sở GD & ĐT các tỉnh phía Bắc.

- Kỳ họp này đ−ợc tổ chức tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ngày 06 tháng 5 năm 2005 d−ới hình thức hội thảo theo chủ đề “Tác nhân ảnh

h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục”.

- Mục đích của Hội thảo là tập hợp trí tuệ của một số nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục, đại diện một số cơ quan quản lý nhà n−ớc về giáo dục tại địa ph−ơng; một số nhà khoa học về quản lý giáo dục; một số cán bộ quản lý và giảng viên của Tr−ờng Cán bộ quản lý GD & ĐT; một số nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài ngành GD & ĐT; đặc biệt là các Giám đốc của các sở

GD & ĐT (những ng−ời trực tiếp quản lý giáo dục đối với các tr−ờng phổ

thông) nhằm chỉ ra các tác nhân có ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và

quản lý giáo dục; đồng thời chỉ ra các giải pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế các tiêu cực của các tác nhân đó đến chất l−ợng quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà tr−ờng nói riêng.

- Chúng tôi đã cử 3 thành viên trong nhóm nghiên cứu (ThS. Ngô Viết Sơn. CN. Trần Thị Hạnh Lợi và CN. Lê Thành Vinh) đến thu nhận thông tin từ

Hội thảo. Tại Hội thảo đó chúng tôi đã nhận 23 bản báo cáo khoa học và trực tiếp nghe các ý kiến của các nhà lãnh đạo và quản lý, các nhà khoa học và đặc biệt là của đội ngũ Giám đốc các Sở GD & ĐT về các tác nhân ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục; đồng thời tiếp thu những lý luận, các kinh nghiệm, cũng nh− các giải pháp của các nhà quản lý giáo dục về việc phát huy mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của những tác nhân có ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục.

- Phân tích nội dung của các bản báo cáo và các ý kiến tham luận của các đại biểu trong Hội thảo chúng tôi thu nhận đ−ợc:

+ Trong bài tham luận T− duy quản lý giáo dục từ một số cách nhìn

của PGS. TS. Đặng Quốc Bảo (nguyên Hiệu tr−ởng Tr−ờng Cán bộ quản lý GD & ĐT) cho thấy các tác nhân ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục phải đ−ợc xem xét từ việc tiếp cận giáo dục trong sự phát triển con ng−ời. Từ đó theo tác giả có năm yếu tố mang tính tầng bậc nh−ng cần phải thống nhất mục tiêu với nhau và thúc đẩy nhau để có chất l−ợng giáo dục và

quản lý giáo dục là: nền giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân, nhà tr−ờng,

quá trình dạy học - giáo dục và nhân cách. Cũng theo tác giả vấn đề kết quả

giáo dục cũng là một trong những yếu tố có ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục là chất l−ợng và hiệu quả giáo dục; chất l−ợng và hiệu quả đó phải đ−ợc các nhà quản lý biết đo đạc theo những tiêu chí đ−ợc thống nhất. [22; 12-14]. Cũng theo PGS. TS. Đặng Quốc Bảo trong bài tham luận

Đổi mới t− duy về quản lý giáo dục trên cơ sở nhận diện vai trò của nhân tố giáo dục trong đời sống hiện đại thì các nhân tố: dân số và mẫu số của quá trình giáo dục (mối quan hệ giữa hai đại l−ợng dân số trong độ tuổi đi học và

số dân đ−ợc học tập suốt đời); sự tăng tr−ởng kinh tế; ổn định xã hội và phát triển dân chủ xã hội [22; 15- 16].

+ Theo quan điểm của PGS. TS. Trần Ngọc Giao (Hiệu tr−ởng Tr−ờng Cán bộ quản lý GD & ĐT) trong bài tham luận Năng lực giảng dạy thì

chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục phụ thuộc vào ng−ời dạy (thầy, cô giáo) mà cụ thể là năng lực giảng dạy; trong đó thể hiện qua các nhóm yêu cầu chủ yếu nh−: kỹ năng nghề nghiệp cơ bản; kỹ năng về kế hoạch và chuẩn bị, kỹ năng về ph−ơng pháp giảng dạy và chiến l−ợc; kỹ năng về đánh giá, kỹ năng về quản lý dạy học của giáo viên [22; 29 - 35].

+ Theo tác giả Trần Thị Hà (chuyên viên Vụ Tổ chức và cán bộ Bộ GD & ĐT) và nhóm tác giả xây dựng Đề án Đổi mới giáo dục đại học Việt

Nam đã thể hiện trong bài tham luận tại Hội thảo thì đội ngũ giáo viên, cán bộ

quản lý là những nhân tố ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục. Các tác giả đã khẳng định các yếu tố nh− số l−ợng, cơ cấu, trình độ, trách nhiệm và quyền lợi của đội ngũ giáo viên, CBQL và việc lựa chọn, đào tạo, bồi d−ỡng nhằm nâng cao chất l−ợng đội ngũ và thiết lập chế độ chính sách phát triển đổi ngũ giáo viên và CBQL [22; 36 - 41].

+ Theo PGS. TS. Lê Hồng Sơn (Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt

Nam) trình bày trong bài tham luận Những tác nhân ảnh h−ởng đến chất

l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục thì nhà giáo và CBQL nhà tr−ờng là yếu tố

tác động trực tiếp đến chất l−ợng và hiệu quả giáo dục; trong đó có lao động của nhà giáo (nói về định mức lao động), chế độ trả l−ơng thêm ngoài giờ tiêu chuẩn của nhà giáo, tiền l−ơng và phụ cấp −u đãi nghề nghiệp đối với nhà giáo và cán bộ quản lý nhà tr−ờng [22; 101 - 114].

+ Ông Nguyễn Huỳnh Phán (Hiệu tr−ởng Tr−ờng Cao đẳng S− phạm Quảng Bình) đã thông qua việc trình bày các giải pháp tạo ra chất l−ợng

giáo dục (trong bài Một số quan niệm về chất l−ợng giáo dục và giải pháp tạo

ra chất l−ợng giáo dục) đã chỉ ra các yếu tố nh−: t− duy về giáo dục và đặc

biệt là t− duy về quản lý giáo dục; vấn đề đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ, vấn đề đa dạng hoá, đa cấp hoá các các loại hình đào tạo, nội dung, ph−ơng pháp đào tạo và công tác xã hội hoá giáo dục [22; 92 - 100].

+ Trên cơ sở các tham luận nêu trên và các tham luận của các nhà quản lý giáo dục đ−ơng chức tại các Sở GD & ĐT nh− Nguyễn Văn Bền

(Giám đốc sở GD & ĐT Bắc Kạn), Phạm Công Đoan (Giám đốc sở GD & ĐT

Hà Giang), Nguyễn Khắc Hào (Giám đốc sở GD & ĐT H−ng Yên), ThS. Phan

Văn Lân (Giám đốc sở GD & ĐT Phú Thọ), Nguyễn Thị Nghĩa (Giám đốc sở

GD & ĐT Quảng Bình), ThS. Mạc Kim Tôn (Giám đốc sở GD & ĐT Thái Bình), Nguyễn Huy Thông (phó Giám đốc sở GD & ĐT Sơn La), Nguyễn Tất

Thắng (Giám đốc sở GD & ĐT Nam Định), Nguyễn Văn Thanh (phó Giám

đốc sở GD & ĐT Ninh Bình), Lê Duy Vị (Giám đốc sở GD & ĐT Thái Nguyên) [22]; Hội thảo đã thống nhất các tác nhân có ảnh h−ởng đến chất

l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục. Các tác nhân có ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục đó đ−ợc Hội thảo ghi rõ trong bản ghi nhớ Hội thảo [22; 157]. Cụ thể là:

+ Chính sách đối với giáo viên; chính sách đổi với CBQL giáo dục. + Chất l−ợng đội ngũ giáo viên; chất l−ợng học sinh;

+ Ch−ơng trình và sách giáo khoa;

+ Tr−ờng, lớp, th− viện, phòng thí nghiệm và thiết bị dạy học;

+ Ngân sách giáo dục;

+ Ph−ơng pháp dạy học;

+ Công tác quản lý giáo dục; + Công tác thanh tra, kiểm tra; + Môi tr−ờng giáo dục;

Trong các yếu tố trên, Bản ghi nhớ của Hội thảo còn nhấn mạnh hai yếu

tố cơ bản nhất là chất l−ợng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý giáo dục.

Về mặt bản chất thì các tác nhân có ảnh h−ởng đến chất l−ợng giáo dục và quản lý giáo dục đã đ−ợc các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục phổ thông của các tỉnh phía Bắc đã thống nhất trong Hội thảo đều là các yếu tố có tác động đến mức độ của kết quả quản lý tr−ờng học. Trong đề tài này, chúng tôi coi các tác nhân đó là các yếu tố cơ bản có tác động đến chất l−ợng quản lý của CTQL tr−ờng phổ thông.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến chất lượng quản lý trường học (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)