Nhìn nhận từ mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với phát triển

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến chất lượng quản lý trường học (Trang 44 - 51)

2. Các yếu tố cơ bản tác động đến chất l−ợng quản lý tr−ờng học

2.2.3. Nhìn nhận từ mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với phát triển

với phát triển KT - XH trong giai đoạn hiện nay.

Trong thực tiễn quản lý giáo dục và quản lý tr−ờng học của n−ớc ta hiện nay đã nảy sinh những vấn đề mang tính cơ hội và thách thức có liên quan đến quản lý tr−ờng học.

Do sự giới hạn nghiên cứu, từ đây chúng tôi chỉ tập trung vào việc đ−a ra những vấn đề thực tiễn có liên quan đến t− duy và ph−ơng thức đổi mới quản lý giáo dục phổ thông, nhằm tận dụng các cơ hội và đ−ơng đầu với các thách thức của thời đại; đồng thời chỉ ra những gì có tác động đến chất l−ợng quản lý nhà tr−ờng phổ thông đã xuất hiện trong thực tiễn phát triển KT - XH và phát triển giáo dục nhờ vào các cách tiếp cận chủ yếu d−ới đây.

Trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài ng−ời, mối quan hệ giữa giáo dục với sự phát triển KT-XH lúc nào cũng đ−ợc thể hiện triết lý: “Giáo dục cho tất cả mọi ng−ời - Tất cả cho sự nghiệp giáo dục” (Education for All -

All for Education).

i) Nhìn nhận ở góc độ lịch sử phát triển loài ng−ời.

Lịch sử phát triển xã hội loài ng−ời luôn đi cùng với tiến trình phát triển của các hình thái KT - XH và các nền văn minh nhân loại. Theo nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử phát triển loài ng−ời thì đến nay loài ng−ời đã trải qua các nền văn minh nhân loại: “văn minh hái l−ợm”, “văn minh nông nghiệp”, “văn minh công nghiệp” và đang trong nền “văn minh trí tuệ”. Trong

tiến trình phát triển của các hình thái KT-XH và các nền văn minh nhân loại, chúng ta thấy rõ: mối quan hệ giữa phát triển giáo dục (trong đó chủ yếu là nhà tr−ờng) với phát triển KT - XH của cộng đồng và xã hội luôn luôn giữ trang thái “cân bằng động” và có quan hệ t−ơng hỗ hai chiều nhằm thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đặc tr−ng “cân bằng động” của mối quan hệ trên luôn luôn tồn tại và mãi mãi đi cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài ng−ời.

ii) Nhìn nhận ở góc độ hệ thống x∙ hội.

Hệ thống giáo dục đ−ợc xem là một hệ con của hệ thống xã hội. Các hệ con trong hệ thống xã hội phải là hệ bị điều kiển và tự điều khiển; đồng thời phải hoạt động nhịp nhàng, cân đối với nhau thì hệ thống xã hội mới là hệ thống phát triển toàn vẹn.

Hệ thống giáo dục nói chung và tr−ờng phổ thông nói riêng có mối quan hệ t−ơng hỗ với mọi hệ con khác của hệ thống xã hội và cũng chịu sự tác động, ràng buộc nhiều chiều với nhiều yếu tố trong hệ thống xã hội nh− các mối quan hệ chủ yếu sau:

- Mối quan hệ giáo dục và nhiệm vụ chính trị của nhà n−ớc.

- Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế. - Mối quan hệ phát triển giáo dục và phát triển KH & CN. - Mối quan hệ phát triển giáo dục và phát triển văn hoá. - Mối quan hệ phát triển giáo dục và an ninh, quốc phòng; ...

Nh− vậy, d−ới các góc nhìn của tiếp cận hệ thống, hệ thống tr−ờng học tồn tại và phát triển luôn ở trạng thái “cân bằng động” với các yếu tố khác của hệ thống xã hội. Nói cụ thể hơn, những yếu tố cơ bản có tác động đến chất l−ợng quản lý của CTQL tr−ờng phổ thông (xét trên ph−ơng diện mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với phát triển KT - XH) bao gồm: nhiệm vụ chính trị của nhà n−ớc đặt ra cho giáo dục phổ thông; mối quan hệ hỗ trợ nhau giữa KT-XH của cộng đồng và địa ph−ơng với giáo dục phổ thông; mối quan hệ t−ơng hỗ giữa phát triển văn hoá, phát triển KH-CN, giữ gìn an ninh - quốc phòng với phát triển giáo dục.

Tóm lại:

Nhà tr−ờng phổ thông là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục, đ−ợc đặt tại những trung tâm dân c− của mỗi cộng đồng xã hội với t− cách trung tâm giáo dục, văn hoá, khoa học kỹ thuật tại cộng đồng và địa ph−ơng. Nhà tr−ờng phổ thông có nhiệm vụ chuyên trách hình thành và xây dựng nhân cách ng−ời học theo những mục tiêu, nguyên lý, nội dung, ph−ơng pháp giáo dục phổ thông, ... đã đ−ợc nhà n−ớc quy định; đồng thời góp phần tích cực vào quá trình phát triển KT - XH của cộng đồng và xã hội. Mặt khác nhà tr−ờng phổ thông luôn luôn tận dụng các nhân tố tích cực có đ−ợc từ cộng đồng và xã hội nh− truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá, thành tựu khoa học kỹ thuật, nguồn lực, ... để thực hiện quá trình giáo dục.

Nh− vậy, từ cách tiếp cận này, hoạt động quản lý nhà tr−ờng phổ thông không thể tách rời sự nghiệp phát triển KT - XH của cộng đồng và xã hôi, mà trong đó nổi bật những vấn đề cần đ−ợc quan tâm là:

- Luật pháp, điều lệ và quy chế giáo dục; chính sách phát triển của quốc gia, của địa ph−ơng và của cộng đồng. Vấn đề công bằng giáo dục (mối quan hệ về dịch vụ, phúc lợi, phát triển giáo dục); xã hội hoá giáo dục (trách nhiệm của cộng đồng, xã hội mà cụ thể là của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức KT- XH, cá nhân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; vấn đề thực hiện chủ tr−ơng phân ban, phân luồng học sinh và h−ớng nghiệp, chủ tr−ơng chuyển đổi các tr−ờng bán công hoặc hệ bán công trong các tr−ờng THPT và phát triển các tr−ờng t− thục, dân lập và giải quyết mối quan hệ giữa tr−ờng công lập và ngoài công lập.

- Đổi mới giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục phổ thông (mục tiêu phát triển giáo dục các cấp học, chất l−ợng giáo dục và đổi mới nội dung, ch−ơng trình, sách giáo khoa, ph−ơng pháp giáo dục và giảm tải nội dung và ch−ơng trình).

- Cơ chế quản lý xã hội và quản lý giáo dục (tác động của cơ chế thị tr−ờng đối với giáo dục: có hay không thị tr−ờng giáo dục phổ thông ?). Vấn

đề phân cấp quản lý về lĩnh vực tổ chức nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, ... nhằm phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tr−ờng học.

- Lực l−ợng giáo dục chủ yếu của nhà tr−ờng (chất l−ợng đội ngũ CBQL và giáo viên, động lực đội ngũ CBQL và giáo viên, ...).

- Mối quan hệ giữa giáo dục bắt buộc (phổ cập đối với các cấp học) và chất l−ợng văn hoá đầu vào và đạo đức học sinh.

- Chất l−ợng và hiệu quả giáo dục - dạy học (kiểm định và đánh giá chất

l−ợng và hiệu quả giáo dục - dạy học).

- Giải quyết các vấn đề tiêu cực trong giáo dục: + Văn bằng, chứng chỉ và thi cử.

+ Dạy thêm, học thêm.

* * *

Tóm lại: từ 3 cách tiếp cận (t− t−ởng và học thuyết quản lý; lý luận, thực

tiễn quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động dạy học trong tr−ờng học, mối quan hệ giữa phát triển KT-XH với phát triển giáo dục), chúng tôi

tổng hợp đ−ợc các nhóm yếu tố cơ bản có tác động đến chất l−ợng quản lý

tr−ờng phổ thông d−ới đây:

1) Nhóm 1: Nhân cách của ng−ời CBQL nhà tr−ờng; 2) Nhóm 2: Các đối t−ợng quản lý của CTQL nhà tr−ờng; 3) Nhóm 3: Môi tr−ờng của hoạt động quản lý nhà tr−ờng; 4) Nhóm 4: Các điều kiện vật chất - kỹ thuật của nhà tr−ờng.

Để dễ dàng trong việc minh chứng cho tính chân thực của 4 nhóm yếu tố có tác động đến chất l−ợng quản lý của CTQL nhà tr−ờng nêu trên, chúng tôi đã cụ thể hoá 4 nhóm yếu tố đó thành các lĩnh vực yếu tố và thành từng yếu tố thành phần một cách thích ứng với đặc tr−ng về nhiệm vụ, chức năng của nhà tr−ờng và phù hợp với các lĩnh vực hoạt động quản lý của nhà tr−ờng phổ thông. Các yếu tố thành phần đó đ−ợc chúng tôi trình bày chi tiết tại Bảng 1 d−ới đây:

Bảng 1. Các yếu tố cơ bản tác động đến CLQL tr−ờng phổ thông:

TT Các yếu tố cơ bản tác động đến CLQL tr−ờng phổ Thông

1 Luật pháp, chính sách, điều lệ và quy chế giáo dục.

1.1. Sự điều chỉnh của các luật (quốc tế và quốc gia) nói chung và Luật giáo dục (Việt Nam) nói riêng.

1.2. Chiến l−ợc phát triển giáo dục quốc gia và chiến l−ợc phát triển giáo dục địa ph−ơng.

1.3. Sự điều chỉnh của những quy định trong các Điều lệ nhà tr−ờng. 1.4. Sự điều chỉnh của các quy chế hoạt động giáo dục (dạy học, kiểm tra, chọn tuyển, thi tuyển, thi hết cấp) của Ngành.

2 Cơ chế quản lý giáo dục.

2.1. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tr−ờng học về tài chính (đầu t−, huy động, sử dụng, ...).

2.2. Cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự (giới thiệu, tuyển chọn, sử dụng, không sử dụng CBQL và giáo viên, ...). 2.3. Cơ chế phối hợp giữa ngành GD & ĐT với các ngành có liên quan về quản lý, phân bổ và sử dụng tài chính, CSVC & TBDH.

2.4. Cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa nhà tr−ờng với chính quyền, tổ chức KT-XH trong phối hợp thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục.

3 Mục tiêu, nội dung, ch−ơng trình, ph−ơng pháp giáo dục - dạy học.

3.1. Sự chính xác và phù hợp của mục tiêu giáo dục - dạy học phù hợp đối t−ợng ng−ời học đối với các cấp học, của từng môn học.

3.2. Sự thích ứng của các nội dung ch−ơng trình giáo dục - dạy học với yêu cầu phát triển KT-XH cộng đồng, của địa ph−ơng.

3.3. Vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung ch−ơng trình giáo dục - dạy học phổ thông.

3.4. Phong trào đổi mới ph−ơng pháp giáo dục - dạy học của đội ngũ giáo viên và học sinh.

4 Phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL và giáo viên của nhà tr−ờng.

4.1. Phẩm chất CBQL nhà tr−ờng (tầm nhìn chiến l−ợc, kiên nghị, năng động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, tự chịu trách nhiệm, ...).

4.2. Năng lực vận dụng luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế, quản lý tài chính, vận động cộng đồng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin. 4.3. Phẩm chất giáo viên (trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, ý trí nâng cao tay nghề, cải tiến ph−ơng pháp, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp, ...). 4.4. Năng lực giáo viên (soạn bài, giảng bài, đánh giá kết quả dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, tự học, học để nâng cao trình độ, ...).

TT Các yếu tố cơ bản tác động đến CLQL tr−ờng phổ Thông

5 Chất l−ợng của đội ngũ học sinh.

5.1. Đạo đức của học sinh khi mới nhập học tại tr−ờng (động cơ học tập, hoài bão, ý trí tự học, ham hiểu biết, ý thức hoạt động chính trị). 5.2. Chất l−ợng văn hoá của học sinh khi mới nhập học tại tr−ờng (có kiến thức cơ bản đồng đều các môn học, không mất kiến thức cơ bản).

5.3. ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh trong quá trình học tập tại

tr−ờng (nền nếp học tập, tránh các khuyết điểm về đạo đức, ...).

5.4. Chất l−ợng học tập của học sinh trong quá trình học tập tại tr−ờng (kết quả học tập các môn học phù hợp với mục tiêu các môn học).

6 Nguồn lực vật chất giáo dục của nhà tr−ờng.

6.1. Điều kiện KT-XH của cộng đồng xã hội và Nhà n−ớc và mức độ đầu t− nguồn lực cho giáo dục của cộng đồng, địa ph−ơng và Nhà n−ớc. 6.2. CSVC & TBDH của nhà tr−ờng (nhà x−ởng, phòng học, th− viện, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy học và sân v−ờn, bãi tập, ..).

6.3. Chất l−ợng sử dụng nguồn lực vật chất giáo dục của đội ngũ giáo viên trong hoạt động giáo dục, giảng dạy.

6.4. Chất l−ợng sử dụng nguồn lực vật chất giáo dục của đội ngũ học

sinh trong hoạt động tu d−ỡng đạo đức và học tập.

7 Môi tr−ờng tự nhiên và môi tr−ờng x∙ hội.

7.1. Các ảnh h−ởng thuận lợi của tự nhiên (địa hình, sinh thái, khí hậu và thời tiết có thể sử dụng vào việc phục vụ giáo dục - dạy học, ...). 7.2. Các ảnh h−ởng bất thuận của môi tr−ờng tự nhiên đối với giáo dục - dạy học (địa hình, sinh thái, thiên tai do khí hậu và thời tiết, ...).

7.3. Truyền thống và bản sắc văn hoá của cộng đồng, của dân tộc (truyền thống yêu n−ớc và hiếu học, đặc tr−ng văn hoá cộng đồng, ...). 7.4. Xã hội học tập, mối quan hệ giữa nhà tr−ờng với gia đình và xã hội (các nội dung của thực hiện xã hội hoá giáo dục tại địa ph−ơng).

8 Thông tin và truyền thông giáo dục.

8.1. Thông tin và truyền thông xã hội về giáo dục nói chung (hiệu quả tuyên truyền về giáo dục trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng). 8.2. Hệ thống thiết bị thông tin và truyền thông (mạng Internet) phục vụ cho nghiên cứu của giáo viên và học tập của học sinh.

8.3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục - dạy học (sử dụng −u thế của tin học trong giáo dục, trong dạy và học). 8.4. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà tr−ờng (thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin trong công tác quản lý).

9 Hợp tác và liên kết giáo dục.

9.1. Chất l−ợng và hiệu quả hoạt động liên kết của nhà tr−ờng với các tổ chức trong Ngành (về nhân lực và các điều kiện giáo dục - dạy học).

TT Các yếu tố cơ bản tác động đến CLQL tr−ờng phổ Thông

9.2. Chất l−ợng và hiệu quả phối hợp giữa nhà tr−ờng với chính quyền và

tổ chức chính trị xã hội thực hiện các nội dung giáo dục - dạy học.

9.3. Liên kết giữa nhà tr−ờng với các tổ chức KT-XH ở trong n−ớc (dạy nghề, h−ớng nghiệp, phân luồng, hồ trợ tài chính và CSVC). 9.4. Mức độ thụ h−ởng vốn vay, tiền và vật t− viện trợ từ các tổ chức KT-XH của n−ớc ngoài trong các dự án phát triển giáo dục.

10 Công tác quản lý giáo dục và quản lý tr−ờng học.

10.1. Hoạt động thiết lập kế hoạch phát triển dài hạn (chiến l−ợc) và kế hoạch th−ờng niên của nhà tr−ờng do CTQL nhà tr−ờng thiết lập. 10.2. Hoạt động tổ chức thực hiện các loại kế hoạch trên cơ sở thực

hiện các nguyên tắc và ph−ơng pháp quản lý.

10.3. Hoạt động chỉ đạo thực hiện các kế hoạch trên cơ sở đề cao văn

hoá và đạo đức trong quản lý , ...

10.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra - đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tr−ờng và công tác quản lý nhà tr−ờng.

Vấn đề đặt ra là các yếu tố có tác động đến chất l−ợng quản lý tr−ờng phổ thông nêu trên đ−ợc rút ra từ việc nhìn nhận các t− t−ởng và các học thuyết quản lý, từ lý luận và thực tiễn quản lý tr−ờng phổ thông, từ mối quan

hệ giữa phát triển giáo dục và phát triển KT - XH xã hội; nh−ng về mặt thực

tiễn, các nhà quản lý giáo dục nói chung và các CBQL tr−ờng phổ thông nói

riêng có cho rằng các yếu tố đó đúng là có tác động đến chất l−ợng quản lý của họ hay không ?

Vấn đề nêu trên đ−ợc chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và những kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày tại mục tiếp theo d−ới đây.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến chất lượng quản lý trường học (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)