6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
1.5.1. Về yếu tố chủ quan
1.5.1.1 Về năng lực nhận thức
Năng lực này sẽ giúp trẻ hiểu biết một cách đầy đủ về mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện cũng như cách thức thực hiện hành động nhằm phát triển kỹ năng phòng chống xâm hại khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục, như vậy, sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ: “Biết các tri thức về hành động vừa là điều kiện để xây dựng nên kỹ năng, vừa là quá trình đầu tiên của hình thành kỹ năng”. Như vậy, trẻ có tri thức về những hành động thiếu an toàn của bản thân không chỉ đơn giản là biểu hiện ở sự hiểu biết về tình huống thiếu an toàn đó mà quan trọng hơn là vận dụng những hiểu biết đó để lựa chọn phương thức phù hợp để xử lý tình huống cụ thể.
Năng lực nhận thức giúp cho trẻ có khả năng hoàn thành có kết quả tốt trong các bài tập tình huống hoặc giải quyết những nhiệm vụ học tập nhằm tìm ra những kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục… Tuy nhiên, năng lực ở mỗi trẻ em là không giống nhau.
Vì vậy, nhà trường và gia đình có thể giúp các con thực hành luyện tập những bài tập, tăng cường giải quyết các tình huống nhằm khắc sâu khả năng chú ý, ghi nhớ, khả năng quan sát, điều đó sẽ giúp năng lực nhận thức của trẻ trong khi rèn các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục một cách tốt hơn.
1.5.1.2. Hứng thú:
Hứng thú có một vai trò quan trọng trong mỗi quá trình hoạt động của con người, trong đó có trẻ em, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra như vậy. Hứng thú sẽ thúc đẩy trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động nhằm rèn luyện cho các em những kỹ năng phòng chống khi bị xâm hại…... Khi các hành động này phù hợp với hứng thú của bản thân các em thì cho dù
nó có khó khăn thì các em vẫn cảm thấy thoải mái và cố gắng nỗ lực để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sự hứng thú của học sinh cũng chịu ảnh hưởng từ những người trực tiếp giáo dục các em đó là cha mẹ, là giáo viên trong đó giáo viên có vị trí hết sức quan trọng. Vì vậy, thầy giáo, cô giáo dạy tiểu học cần giúp trẻ thấy được ý nghĩa, vai trò của sự hứng thú trong tìm hiểu kiến thức nhàm giữ an toàn cho bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại tình dục trong cuộc sống. Giúp học sinh biết cách vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống và giải quyết các tình huống khác nhau.
1.5.1.3. Tính cách:
Tính cách của trẻ có được là nhờ sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của trẻ, những đặc điểm này đã quy định những phương thức, hành vi điển hình của trẻ trong những điều kiện, hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của trẻ đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân.
Tính cách là thuộc về bản chất của mỗi cá nhân. Mỗi trẻ có sự biểu hiện những nét tính cách riêng như: Tự tin, rụt rè hay mạnh mẽ, không trẻ nào có tính cách giống hệt trẻ nào. Mặc dù có nhiều điểm trong tính cách của một nhóm trẻ có thể có tính chất điển hình cho một nhóm người, thậm chí cho cả xã hội. Điều này cũng có những ảnh hưởng đến việc sẵn sàng tiếp nhận các tác động nhằm phát triển các kỹ năng để phòng tránh khi có nguy cơ bị XHTD. [11]