Tác động từ phía xã hội:

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

3.2.3. Tác động từ phía xã hội:

3.2.3.1. Thông qua các hoạt động của tổ chức, đoàn thể: * Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm mục đích giúp cho trẻ vừa được trải nghiệm trong mối tương tác với mọi người, vừa được mở rộng mối quan hệ xã hội, mặt khác các hoạt động xã hội là môi trường thuận lợi để các em hình thành và rèn luyện các kỹ năng một cách tự nhiên, không gò bó.

* Nội dung của biện pháp:

Trong quá trình giáo dục các em, có đóng góp không nhỏ của sự tác động từ phía xã hội, các em được tất cả mọi người cùng chăm lo cho sự phát triển của mình.

+ Chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội xây dựng những chương trình có nội dung về giáo dục ký năng sống cho trẻ.

+ Các đoàn thể, các tổ chức cùng chung tay tổ chức các hoạt động lành mạnh cho trẻ em.

+ Phối hợp với địa phương mở các lớp rèn kỹ năng sống cho trẻ. Mỗi địa phương cần xây dựng một chuẩn mực sống tại địa phương mình để các em học tập, làm theo.

+ Vận động tối đa các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ.

* Cách tiến hành biện pháp:

Vận động đông đảo các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục trẻ từ những việc làm nhỏ nhất như nhắc nhở khi thấy các em có hành vi sai lệch cho đến việc phối hợp giáo dục các em một cách nghiêm túc, lịch sự, sống có văn hóa, chú trọng đến con em mình, để tâm tới những nội dung trẻ đã được học ở lớp để cùng với nhà trường giúp trẻ củng cố và rèn luyện kỹ năng một cách thành thục, linh hoạt, đi vào thực tiễn cuộc sống của các em một cách tự nhiên, không gượng ép.

Phối hợp với địa phương mở các lớp dạy kỹ năng sống hoặc tăng cường mời các chuyên gia về lĩnh vực này đến nói chuyện, tư vấn cho cha mẹ và cho cả các em học sinh. Vận động đông dảo các em học sinh ở độ tuổi tiểu học tham gia các lớp học kỹ năng, các buổi nói chuyện, tư vấn.

Một điều hết sức quan trọng là mỗi chúng ta cần chung tay xây dựng môi trường sống lành mạnh cho các em, phải có chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức trách nhiệm với hành vi của mình. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, được tôn trọng, có như vậy, trẻ mới có được sự giáo dục tốt nhất để trưởng thành.

Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi tinh thần tập thể và sự hợp tác rất lớn từ tất cả mọi người trên địa bàn trẻ đang sinh sống và học tập vì vậy mỗi cá nhân nơi trẻ đang sinh sống cần là tấm gương sáng và có hành vi ứng xử đẹp để trẻ có thể học tập và noi theo.

3.2.3.2. Nâng cao vai trò giáo dục của truyền thông: * Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức về xâm hại tình dục để mỗi người, mỗi gia đình có thể góp sức đẩy lùi nạn xâm hại tình dục. Công tác

thông tin và truyền thông là công cụ rất hiệu quả trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi nạn xâm hại tình dục và phổ biến các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Việc thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin với hình thức và nội dung phù hợp sẽ đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện nội dung này.

* Nội dung của biện pháp:

Phát sóng các chương trình truyền hình có nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.

Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục bằng các poster, hình ảnh, bài báo… Có nội dung phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em.

Chính quyền và các đoàn thể xã hội tự xây dựng những chương trình có nội dung phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em.

Sự tác động của truyền thông là đóng góp hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị XHTD cho trẻ em.

* Cách tiến hành biện pháp:

Học sinh tiểu học có thể học được các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục thông qua các chương trình truyền hình. Vì vậy, việc phát sóng các chương trình truyền hình có nội dung phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em là một cách giáo dục hữu hiệu, hơn nữa việc giáo dục thông qua truyền hình đồng thời tạo điều kiện cho phụ huynh cùng tìm hiểu, cùng con tập luyện các kỹ năng cần thiết cũng như tránh được những tình huống có thể gây nguy cơ xâm hại tình dục cho con em mình.

Treo poster có nội dung về phòng chống XHTD cũng là một cách làm rất hiệu quả nhằm nâng cao sự cảnh giác của mỗi người để bảo vệ trẻ nhỏ.

Tích cực tuyên truyền và đấu tranh phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em. Đối tượng tuyên truyền cũng phải mở rộng, không chỉ cán bộ phụ nữ, người làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em mà cả phụ huynh phải vào cuộc.

Cung cấp đường dây nóng trợ giúp trẻ em bị XHTD cho tất cả các lực lượng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, khi chúng ta thực hiện biện pháp này thì cần lưu ý, mỗi thông điệp đưa ra từ truyền thông phải cụ thể chủ đề thống nhất, nội dung giáo dục linh hoạt, phù hợp. Phải xác định rõ, đối tượng sẽ nhận được gì sau buổi truyền thông đó.

3.2.4. Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo dục các kỹ năng để phòng chống khi bị xâm hại tình dục cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường tiểu học đồng xuân, huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)