Thực trạng hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại ở

Một phần của tài liệu Dương Quỳnh Hoa - 1706030034 - TCNH K24 (Trang 69 - 73)

Việt Nam

Căn cứ trên số liệu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và phương pháp thống kê so sánh, luận văn đưa ra những phân tích sơ bộ về đóng góp cũng như thực trạng khai thác bảo lãnh dự thầu của một số ngân hàng như sau:

3,562 21,122 1,056 2,487 17844150 11,034 4,232 8,890 12,390 Số dư bảo lãnh

Số dư bảo lãnh dự thầu 50,892 84,637 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 -

Tỷ trọng bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam

154,869

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam)

Đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, về tổng quan thì hoạt động bảo lãnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn tại một số ngân hàng quốc doanh như BIDV và VCB. Cụ thể BIDV gần như dẫn đầu thị phần về bảo lãnh với 154.869 tỷ đồng, trong đó Bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ trọng ~8%, tiếp tục dẫn đầu đối với thị phần bảo lãnh dự thầu trong nhóm các ngân hàng thương mại. Trong khi đó các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lại chiếm thị phần bảo lãnh nói chung cũng như bảo lãnh dự thầu gần như thấp nhất. Đối với nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần hiện tại MB vẫn giữ tỷ trọng cao về bảo lãnh chỉ sau BIDV với số dư bảo lãnh kết thúc năm 2020 là 84.637 tỷ đồng trong đó Bảo lãnh dự thầu chiếm ~5% tương ứng ~ 4.232 tỷ đồng.

Nhìn chung các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu vẫn có xu hướng ưu tiên lựa chọn các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước thay vì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Nguyên nhân từ việc hệ thống ngân hàng trong nước đa phần có kinh nghiệm lâu năm với việc phát hành bảo lãnh dự thầu cũng như có thể đàm phán trao đổi trực tiếp dễ dàng hơn với chủ đầu tư về các vướng mắc trong mẫu biểu bảo lãnh dự thầu dẫn đến việc tìm được tiếng nói chung và thuận lợi hơn

cho các doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu. Đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do thói quen sử dụng của khách hàng cũng như thị phần trong toàn bộ các hoạt động tín dụng nói chung của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam dẫn đến việc lựa chọn các tổ chức tín dụng này để sử dụng dịch vụ bảo lãnh nói chung và bảo lãnh dự thầu nói riêng còn thấp.

Bên cạnh đó, xét trên hoạt động đấu thầu trên toàn quốc năm 2020 có sơ bộ khoảng 43.539 gói thầu với tổng giá trị các gói thầu khoảng 331.708 tỷ đồng thì dư địa khai thác hoạt động bảo lãnh dự thầu của các ngân hàng thương mại còn rất lớn. Hiện tại hệ thống ngân hàng ở Việt Nam bao gồm 49 ngân hàng trong đó bao gồm 31 ngân hàng TMCP, 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 1 ngân hàng hợp tác xã, như vậy số lượng các ngân hàng cạnh tranh và có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh dự thầu cho toàn bộ các doanh nghiệp tham gia đấu thầu tại Việt Nam là đảm bảo.

Hoạt động bảo lãnh nói chung và hoạt động bảo lãnh dự thầu là một trong các hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại với vai trò là tổ chức tín dụng cung cấp hoạt động dịch vụ tài chính cho khách hàng là các Nhà thầu tham gia hoạt động đấu thầu, thu về phí dịch vụ phát hành bảo lãnh dự thầu nhằm đảm bảo một phần cho rủi ro của ngân hàng trong quá trình nghĩa vụ bảo lãnh đang được thực hiện. Nguồn thu nhập này phụ thuộc phần lớn vào mức phí áp dụng của các ngân hàng cũng như doanh số bảo lãnh dự thầu phát sinh trong năm của từng ngân hàng thương mại, cụ thể:

28 16 1 37 133 5 112 2 63 124 317 448 Tổng thu phí bảo lãnh

Tổng thu phí bảo lãnh dự thầu 1,473 1,939 2,000 1,800 1,600 1,400 1,200 1,000 800 600 400 200 -

Tỷ trọng thu phí bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng thu phí bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam)

Tương ứng với quy mô và thị phần bảo lãnh dự thầu của các ngân hàng thương mại, BIDV vẫn chiếm tỷ trọng thu phí từ hoạt động bảo lãnh dự thầu cao nhất so với các tổ chức tín dụng khác, chiếm tương ứng ~6% tổng phí thu từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Nếu xét đến tỷ trọng của hoạt động bảo lãnh dự thầu so với tổng bão lãnh chung của BIDV thì tỷ trọng ~8%, điều này chứng tỏ mức phí bảo lãnh dự thầu BIDV áp dụng cho khách hàng thấp hơn so với mức bình quân phí các bảo lãnh khác. Việc áp dụng mức phí bảo lãnh dự thầu thấp hơn so với các mức phí bảo lãnh khác cũng được áp dụng tại một số tổ chức tín dụng như Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Trong khi đó phần lớn các ngân hàng thương mại với quy mô nhỏ hơn như MSB, SHB và Shinhan bank thì áp dụng chung 1 mức biểu phí tương tự hoặc chỉ thấp hơn không đáng kể so với phí bảo lãnh khác đối với hoạt động bảo lãnh dự thầu. Điều này thể hiện việc các ngân hàng thương mại đang đánh giá thấp phần rủi ro mà hoạt động bảo lãnh dự thầu

mang lại so với các hoạt động bảo lãnh khác trong các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên, hiện nay các tranh chấp phát sinh giữa ngân hàng thương mại (bên bảo lãnh) và khách hàng (bên được bảo lãnh) và người thụ hưởng (bên nhận bảo lãnh) đang có xu hướng tăng lên cho thấy rủi ro tồn đọng trong hoạt động bảo lãnh dự thầu vẫn đang hiện hữu. Bản thân hoạt động bảo lãnh dự thầu là một hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng do đó việc tránh hoàn toàn rủi ro cũng là điều không thể. Mặc dù hiện tại tại các ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam chưa có một số liệu thống kê cụ thể ghi nhận về số lượng phương án bảo lãnh dự thầu mà ngân hàng đã phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bắt buộc đối với bên thụ hưởng, tuy nhiên qua tìm hiểu sơ bộ tại 1 số ngân hàng dẫn đầu về doanh số bảo lãnh dự thầu như BIDV hay MBB, hiện tại vẫn còn tồn đọng một số phương án phát sinh tranh chấp, cụ thể: đối với BIDV số lượng bảo lãnh dự thầu trong quý 1 năm 2021 hiện đang nằm trong danh mục rủi ro có nguy cơ bị truy đòi ở số lượng chỉ khoảng 30 bảo lãnh, trong khi con số đó tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chỉ ở mức 10 bảo lãnh với doanh số thấp dưới 50 tỷ đồng. Rõ ràng rủi ro của bảo lãnh dự thầu đối với các ngân hàng thương mại hiện nay là rất thấp so với tổng quy mô và doanh số bảo lãnh dự thầu mà các ngân hàng đang phát hành, tuy nhiên thấp không đồng nghĩa với việc không tồn tại. Nếu không quản trị rủi ro tốt thì các ngân hàng thương mại sẽ không phát triển được mạnh mẽ và sâu rộng hoạt động bảo lãnh dự thầu.

Một phần của tài liệu Dương Quỳnh Hoa - 1706030034 - TCNH K24 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w