Sự ra đời của doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu le vuong thuy linh-1706020063-K24AQTKD (Trang 25 - 26)

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp

1.1.2. Sự ra đời của doanh nghiệp khởi nghiệp

Khơng ai có thể biết chính xác “Thời kì khởi nghiệp” bắt đầu từ khi nào. Thế nhưng khái niệm “khởi nghiệp” được phổ biến rộng rãi khi có sự xuất hiện của hệ thống Thung lũng Silicon. Thung lũng Silicon hay còn được gọi là Thung lũng Điện tử nằm ở vùng phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại Bắc California ở Mỹ. Ban đầu tên này được dùng để chỉ một số lượng lớn các nhà phát minh và hãng sản xuất các loại chip silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic), nhưng sau đó nó trở thành cái tên hốn dụ cho tất cả các khu thương mại công nghệ cao (high - tech) trong khu vực. Chúng ta có thể khẳng định rằng những doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tiên là những công ty thuộc hệ thống Thung lũng Silicon với những cái tên đình đám như International Business Machines (IBM); tập đồn cơng nghệ máy tính đa quốc gia được thành lập năm 1911 bởi Charles Ranlett Flint; ơng hồng của thiết bị di động smartphone Apple thành lập vào năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Woniaz và Ronald Wayne hay cơng cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google được thành lập năm 1998 và cịn rất nhiều cơng ty lớn khác thuộc hệ thống Thung lũng Silicon.

Các quốc gia trên thế giới hiện tại đang phấn đấu thiết lập một môi trường lý tưởng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Hệ sinh thái khởi nghiệp (startup ecosystem) là môi trường mà một quốc gia hay lãnh thổ thiết lập để các tác nhân như các nhà đầu tư thiên thần/mạo hiểm, các ngân hàng/các thực thể tài chính, các trường đại học, doanh nghiệp, các cơ quan khu vực nhà nước, … kết nối với nhau nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Tại Việt Nam, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chỉ thực sự được chú ý tới từ năm đầu những năm 2000. Tuy nhiên, tinh thần khởi nghiệp có lẽ đã được nhen nhóm từ rất lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là những thương nhân vượt biển giao thương với nước ngoài thời phong kiến với những ngành nghề dệt lụa, gốm…đó là các thế hệ doanh nhân tiền bối thế kỉ 19-20 như Lương Văn Can (đưa ra 10 điểm yếu của người Việt khi làm kinh doanh, được coi là ông tổ của doanh nhân Việt), Bạch Thái Bưởi (được mệnh danh vua Tàu Thuỷ), Nguyễn Sơn Hà (được mệnh danh là “ông tổ” ngành sơn Việt Nam với sơn Gecko), Ngô Tử Hạ (ông chủ ngành in), Trương Văn Bền (ông chủ hãng “xà bông Cô Ba” nổi tiếng)…., hay các thế hệ doanh nhân Việt Nam thời kì đổi mới vượt qua mn trùng khó khăn, tạo dựng nên những cơng ty mang đậm bản sắc Việt. Phẩm chất và tinh thần doanh nhân của các bậc thầy doanh nhân tiền bối luôn là động lực cho các thế hệ doanh nhân sau này học tập và phấn đấu.

Một phần của tài liệu le vuong thuy linh-1706020063-K24AQTKD (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w