2.2. Thực trạng của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
2.2.2. Quy mô, lĩnh vực khởi nghiệp
Tính đến hết năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã ghi nhận có 92 thương vụ đầu tư với tổng giá trị là gần 300 triệu USD, tăng gần 2 lần so với số thương vụ của năm 2016 và tăng hơn 9 lần so với năm 2011. Đồng thời, năm 2017 cũng ghi nhận sự thay đổi trong trào lưu đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp so với năm 2016. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê tính đến hết năm 2017 cả nước có 10.000 doanh nghiệp lớn tăng 29% số doanh nghiệp lớn so với năm 2015, tuy nhiên thì số doanh nghiệp lớn này chỉ chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, số lượng doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2%, đặc biệt số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tăng tới 65% (Hoàng Thị Kim Khánh và cộng sự, 2020).
So sánh giữa các lĩnh vực hoạt động cho thấy, doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Thực tế này phản ánh đúng xu hướng phát triển trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 với các đặc điểm: doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin không cần quá nhiều vốn đầu tư ban đầu như nhiều lĩnh vực truyền thống khác; doanh nghiệp trong lĩnh vực này dựa chủ yếu vào ý tưởng mới và cách làm mang tính sáng tạo cao, có khả năng tăng trưởng nhanh; khả năng dễ dàng kết nối tồn cầu qua cơng nghệ giúp
cho các ý tưởng sáng tạo tốt dễ dàng đến được với thế giới và ngược lại, doanh nghiệp cũng dễ dàng học hỏi được từ các mơ hình thành cơng khác của quốc tế (Hồng Thị Kim Khánh, 2020).
Đánh giá một cách tổng thể, quy mô doanh nghiệp ở Việt Nam đang nhỏ dần; số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mơ lớn. Đây là xu hướng phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay là khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp khởi nghiệp có tuổi đời khoảng 1 năm, quy mô nhỏ lẻ và khả năng tăng trưởng không cao, vốn đầu tư đa phần dưới 10 triệu USD, hoạt động gọi vốn còn nhỏ lẻ so với doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực. Trong khi đó, một số quỹ đầu tư phản ánh đang gặp nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư nên gặp nhiều rào cản để bỏ vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam ra nước ngoài để lập công ty.
Về lĩnh vực khởi nghiệp, 6 lĩnh vực nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư bao gồm: Thương mại điện tử, Công nghệ thực phẩm, Cơng nghệ tài chính, Cơng nghệ giáo dục, Bất động sản và truyền thơng. Trong đó, sự quan tâm của các nhà đầu tư với các lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt Nam thay đổi theo thời gian. Cụ thể, trong số 6 lĩnh vực được quan sát chỉ có thương mại điện tử, cơng nghệ tài chính và truyền thơng duy trì được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2017, cịn lại các lĩnh vực khác đã có sự biến động mạnh. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đã đánh giá tích cực về tiềm năng khởi nghiệp trong các lĩnh vực được cho là tiến bộ tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng tồn cầu hóa trên thế giới. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các nhà đầu tư với cùng một lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt Nam cũng thay đổi theo thời gian, cụ thể cơng nghệ tài chính và thương mại điện tử là hai lĩnh vực đánh dấu sự đảo chiều rõ rệt nhất, được giới chuyên môn quan tâm và các nhà đầu tư chú ý.
Tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2016-2018, các lĩnh vực được các doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn khởi nghiệp tập trung vào các lĩnh vực cơng nghệ tài chính, cơng nghệ lữ hành, trí tuệ nhân tạo/chatbot, Internet vạn vật, chăm sóc sức khoẻ và tập hợp dữ liệu lớn theo xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.