1.3. phát Sự triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới và kinh nghiệm của
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các quốc gia Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc và Isarel, tác giả rút ra 3 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp như sau:
Chính sách thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
Chính phủ giảm thuế cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nhiều hình thức như hỗ trợ, ưu đãi thuế, vay trợ cấp. Tài chính vẫn là vấn đề đau đầu khi khởi nghiệp. Dịng tiền đầu tư vào các ý tưởng khởi nghiệp khơng hề nhỏ song vì hệ sinh thái và chính sách chưa đủ vững vàng khiến nhiều doanh nghiệp tìm cách đặt trụ sở tại nước ngồi nhằm đón nguồn tiền đầu tư. Đầu tư của Israel bắt đầu bùng nổ khi Chính phủ lập ra Yozma, cơng ty Nhà nước chuyên đầu tư mạo hiểm cho công nghệ. Tại Israel, Nhà nước mở một quỹ đầu tư đầu tiên cho các cơng ty khởi nghiệp. Họ có thể vận hành cơng ty trong một thời gian, sau đó tiếp tục gây quỹ bằng cách kêu gọi quỹ đầu tư từ bên ngoài - các quỹ đầu tư mạo hiểm. Như vậy, rủi ro của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước giảm đi 50%.
Nhà nước coi trọng nền giáo dục:
Thế hệ trẻ đông đảo là một tài sản mà không phải quốc gia nào cũng đang sở hữu. Giáo dục đúng sẽ là kim chỉ nam giúp Việt Nam vươn tầm thế giới. Thụy Sĩ đã mất hàng thập kỷ để thành công hôm nay, Việt Nam không cần phải đi quá nhanh song cần có chiến lược phù hợp cho chặng đường phía trước.
Để có một chương trình đào tạo hiệu quả, chính phủ cần hợp tác với các chuyên gia hàng đầu, các cá nhân thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp. Cần ươm tạo ra thế hệ sáng lập viên có kiến thức nền tảng đủ bao quát, tạo bước đệm cho một chặng đường dài. Ngồi ra, Việt Nam cần có phương thức tìm ra nhân tài để đào tạo đặc biệt thay vì áp dụng rộng rãi nhằm giảm đi chi phí đầu tư khơng cần thiết.
Hỗ trợ về tài chính:
Khơng phụ thuộc vào vốn từ nhà nước, cần thu hút vốn từ khu vực kinh tế tư nhân, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết:
"Nhà nước chỉ là người đưa ra vốn mồi, còn nguồn lực lớn nhất sẽ huy động từ nguồn kinh phí trong nước và ngồi nước. Điều này nên được làm rõ trong quá trình thực hiện hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo". Theo đó, các hoạt động khởi nghiệp được hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách thơng qua các trung tâm ươm tạo và tư vấn khởi nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được kỳ vọng cùng chung tay để trở thành những người đầu tiên mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của các startup, giới thiệu các công ty khởi nghiệp vào những chương trình xúc tiến thương mại.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ:
Việt Nam là đất nước của công nghiệp nhỏ và tư duy nhỏ. Israel cũng vậy. Doanh nghiệp nhỏ thường thiếu tầm nhìn, cơng nghệ, vốn. Rất nhiều quốc gia, kể cả Israel từng bỏ qua doanh nghiệp nhỏ, nhưng họ là tài nguyên tuyệt vời. Hãy giúp họ phát triển, và họ sẽ là tài nguyên tuyệt vời để giúp cho Việt Nam phát triển.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã làm rõ những khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp và bối cảnh nền kinh tế số. Đồng thời, làm rõ tác động của nền kinh tế số tới sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Chương 1 cũng đã đề cập đến tác động của đại dịch Covid 19 lên nền kinh tế toàn cầu cũng như tác động tới doanh nghiệp khởi nghiệp. Bài học tại Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc và Isarel cho thấy sự vận động và phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp khi tận dụng những cơ hội của nền kinh tế số, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN
KINH TẾ SỐ
2.1. Điều kiện khởi nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của nền kinh tế số đang diễn ra với tốc độ rất nhanh chóng, tác động đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, phong trào khởi nghiệp đang nở rộ và các doanh nghiệp đã, đang có những sự chuẩn bị kỹ càng và sẫn sàng đón nhận các cơ hội là cuộc cách mạng lần thứ 4 mang lại. Bên cạnh đó, phong trào khởi nghiệp đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam và được sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành cũng như toàn thể cộng đồng. Xu hướng khởi nghiệp cũng là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm công nghệ sáng tạo đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội.
Doanh nghiệp khởi nghiệp là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất và được quan tâm nhất Việt Nam trong thời gian gần đây, từ cơ quan truyền thông đến các nhà hoạt định chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các cuộc tọa đàm, hội thảo được tổ chức với tần suất ngày một tăng. Nhiều chính sách, luật và chương trình khuyến khích khởi nghiệp đã và đang được nhà nước xây dựng, ban hành. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của xã hội.
Trước làn sóng khởi nghiệp, sáng tạo mạnh mẽ như hiện nay, Chính phủ Việt nam đang nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống Pháp luật và ban hành các văn bản liên quan nhằm hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp. Tiêu biểu như: Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg). Ngày 7/2/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc
và quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến 2025”(Quyết định 3362/QĐ-BKHCN)…
Theo quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh của những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là những ngành nghề mới phát triển, đòi hỏi đầu tư lớn về vốn và chất xám nên nhà nước khuyến khích các chủ thể đầu tư vào lĩnh vực này nhằm phát triển kinh tế đất nước theo hướng hiện đại hóa.
Pháp luật quy định về điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo gồm:
. Có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
. Chưa thực hiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng đối với công ty cổ phần. Như vậy, đối tượng được hỗ trợ ở đây thường là những doanh nghiệp mới thành lập, còn non trẻ, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Đây là những chủ thể cần được hỗ trợ về mọi nguồn lực để có thể huy động thêm nguồn vốn, tạo nên uy tín và đứng vững trên thị trường. Ngoài những chính sách hỗ trợ chung đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nội dung hỗ trợ cụ thể dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này bao gồm:
Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mơ hình kinh doanh mới;
Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;
Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thơng qua các tổ chức tín dụng.
Pháp luật hiện hành còn quy định về việc đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, nhà đầu tư bao gồm quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Các nhà đầu tư vào doanh nghiệp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Như vậy, có thể thấy, nhà nước đặc biệt chú trọng, ưu tiên đối với những chủ thể đầu tư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, những ngành nghề trẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể kinh doanh thì Chính phủ cần nhanh chóng ban hành các quy định hướng dẫn về mức ưu đãi, thủ tục hưởng hỗ trợ để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Song song với việc kiện tồn hệ thống chính sách, nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cũng được triển khai mạnh mẽ. Nhiều cộng đồng khởi nghiệp lớn dần hình thành, hoạt động hiệu quả như: Starthub.vn, Twenty.vn, Startup. vn. Cùng với đó, một số đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp cũng được hình thành trong khu vực tư nhân như: Topica Founder Institute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như vườn ươm đã được thành lập trong các trường Đại học,…
Năm 2016 được chính phủ lựa chọn làm năm “quốc gia khởi nghiệp” với mục tiêu tạo ra làn sóng đầu tư thứ hai dưới đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Báo cáo mơi trường kinh doanh tồn cầu 2020 (World Bank, 2020) cho biết đứng vị trí số một vềm mơi trường kinh doanh năm 2020 vẫn là New Zealand tiếp theo là Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Đan Mạch và Hàn Quốc. Mỹ giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng này. Việt Nam đạt 69,8 điểm trên 100 điểm, tăng 1,2 điểm so với năm 2018 (68,6 điểm) và xếp thứ 70 trong số 190 nền kinh tế được đánh giá.
Bảng 2.1: So sánh thứ hạng các trụ cột chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam qua các năm từ 2013 - 2020
Nguồn: VISTA, 2020
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5, xếp sau Singapore (2), Malaysia (12), Thái Lan (21) và Brunei (66). Báo cáo cũng cho thấy điều kiện
kinh doanh dễ dàng hơn có thể tác động tới mức độ khởi nghiệp, từ đó làm tăng cơ hội nghề nghiệp, nguồn thu thuế của chính phủ và thu nhập của người dân. Các nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên hệ giữa đơn giản hóa, cải thiện quy định kinh doanh và tốc độ tăng trưởng cao. Theo đó, gỡ bỏ rào cản kinh doanh là biện pháp tích cực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cải cách liên tục là chìa khóa để cải thiện mơi trường kinh doanh trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân.
Việt Nam đứng thứ 42/131 nền kinh tế được xếp hạng trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII 2020, vị trí này được giữ nguyên so với năm 2019 (năm 2019 tăng 3 bậc so với năm 2018), sau 3 năm liên tiếp tăng hạng. Năm 2020, Việt Nam vẫn duy trì thứ hạng về chỉ số ĐMST so với năm 2019 là do có sự tăng 1 bậc ở nhóm chỉ số đầu vào (lên vị trí 62 từ vị trí 63 năm 2019) và đồng thời giảm 1 bậc ở nhóm chỉ số đầu ra của ĐMST (37 xuống 38). Nhóm chỉ số đầu vào, gồm 5 trụ cột, trong đó có 2 trụ cột tăng bậc: trụ cột “Cơ sở hạ tầng” tăng 9 bậc và trụ cột “Trình độ phát triển kinh doanh” tăng 30 bậc, mức tăng cao ấn tượng bù đắp cho mức giảm bậc của 3 trụ cột cịn lại. Nhóm chỉ số đầu ra giảm bậc do trụ cột “Sản phẩm tri thức và công nghệ” giảm 10 bậc, mặc dù trụ cột “Sản phẩm sáng tạo” tăng 9 bậc.
Căn cứ theo luật doanh nghiệp năm 2014, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp, để tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu liên quan;
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập công ty và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp;
Bước 3: Tiến hành khắc con dấu cho công ty; Bước 4: Công bố mẫu giấu;
Bước 5: Cơng bố thơng tin đăng kí doanh nghiệp.
Các điều kiện cần biết khi tiến hành thành lập doanh nghiệp:
- Thứ nhất, về chủ thể thành lập doanh nghiệp: cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp trừ những trường hợp quy đinh tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp, cụ thể:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Cán bộ, cơng chức, viên chức;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Thứ hai, về hồ sơ thành lập doanh nghiệp: hồ sơ thành lập cơng ty của từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, và phải đáp ứng đủ các tài liệu mà Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn quy định.
- Thứ ba, điều kiện về ngành, nghề kinh doanh: Doanh nghiệp được tư do lựa chọn những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải kinh doanh đúng những ngành nghề đã kê khai trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.
Trong cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng viễn thơng, phát triển về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp nắm bắt công nghệ như thế nào, tận dụng được bao nhiêu để phát triển thị trường mới là điều quan trọng.