Cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới các khát vọng, hành động. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu như một đánh giá khách quan của quốc tế về từng lĩnh vực quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Các Bộ, ngành, địa phương qua đó nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý nhà nước của mình. Từ đó cần phải tập trung vào khắc phục những điểm yếu cũng như phát huy các điểm mạnh. Theo các chuyên gia, để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số đổi mới sáng tạo một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, chất lượng các quy định pháp luật, nâng cao chất lượng lực lượng lao động.
Chính phủ Việt Nam cần gia tăng thêm ảnh hưởng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Hiện khung pháp lý, chính sách đầu tư, hỗ trợ, và đào tạo cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn sơ khai. Trong nước vẫn chưa có hệ thống thống kê hoặc đo lường chính xác thị trường mỗi năm. Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đang bị phân mảnh dẫn đến việc phân chia nguồn lực và chất lượng đầu ra không đồng đều.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ, nền kinh tế đang số hóa mạnh mẽ, để định hướng thông tin, kiểm soát và đón đầu các xu hướng trên thị trường thì sự can thiệp từ phía Chính phủ để tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trong một lĩnh vực vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức tại
Việt Nam sẽ mở đường và trở thành động lực mạnh mẽ cho các startup thu hút nhà đầu tư, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và tiếp cận được với người tiêu dùng.
Cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Các chính sách phải dễ dự đoán, dễ tiên liệu để người dân dự kiến được kế hoạch kinh doanh của mình. Cần phải giám sát quá trình thực thi chính sách để đảm bảo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện đúng với các yêu cầu chính sách đã đề ra. Các Bộ, ngành tiếp tục gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, rà soát lại các những quy định về pháp luật có liên quan đến kinh doanh để không cản trở các hoạt động khởi sự kinh doanh, tránh hình sự hóa các hoạt động kinh doanh, kiên quyết loại bỏ các giấy phép con về các điều kiện kinh doanh gây cản trở cho việc kinh doanh. Tăng cường công tác phổ biến thông tin thị trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin để giúp người dân nhận biết được nhu cầu của thị trường từ đó nảy sinh các ý tưởng kinh doanh thay vì khởi sự kinh doanh vì để giải quyết nhu cầu của cuộc sống.
Xây dựng các chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển khởi nghiệp. Các chính sách, chương trình hỗ trợ không nên chỉ tập trung vào việc khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp mà cũng cần khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp trong doanh nghiệp: tuyên truyền, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ; triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khởi nghiệp. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp không nên phân bổ dàn trải mà có sự chọn lọc, ưu tiên định hướng khởi nghiệp cho các lĩnh vực mũi nhọn. Một nền kinh tế phát triển chuyển sang giai đoạn cao hơn, cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và phục vụ doanh nghiệp, nhất là các ngành công nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phát triển kinh doanh. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp.
phát triển kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối của Bộ Khoa học và Công nghệ, bên cạnh đó thúc đẩy phát triển các tác trung tâm, sàn kết nối cung cầu về công nghệ, thông qua việc tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội chợ kết nối công nghệ. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, xử lý nước thải, các khu công nghiệp. Quan tâm đến hình thành các cụm công nghiệp, nơi có các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn đa quốc gia làm đầu tàu để thu hút các doanh nghiệp trong công nghiệp phụ trợ. Mặt khác, Việt Nam cũng cần xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích thành phần tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông. Xây dựng một cơ quan đầu mối tập hợp các chương trình hỗ trợ kinh doanh của Chính phủ để doanh nghiệp và những người làm kinh doanh dễ dàng tiếp cận. Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành và triển khai có hiệu quả Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội để cùng với Nhà nước hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc hỗ trợ của Chính phủ cho việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp có thể được thực hiện thông qua 2 hình thức: trực tiếp (cấp vốn hoặc hỗ trợ kỹ năng miễn phí) và gián tiếp (ưu đãi thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi). Chính phủ cần một chính sách thuế và tài chính đặc thù cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi số lượng startup tại Việt Nam đang ngày càng tăng và có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước. Hiện nay, chính sách thuế chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho các startup, nghĩa là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các startup vẫn áp dụng mức thuế suất 20% như các doanh nghiệp khác, đồng thời, việc ưu đãi thuế suất 10% hay miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ các hoạt động thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi cũng giống như các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư mới. Điều này làm giảm đi động lực cũng như điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp để có thể tham gia được vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
KẾT LUẬN
Hiện nay, trước tiềm năng của một thế hệ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ngày càng trẻ trung, sôi nổi và quyết tâm thay đổi để thích nghi, tận dụng tối đa bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng cũng như thành tựu của nền kinh tế số hóa công nghệ cao, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng phát triển. Song song với những thành tựu đạt được là những mặt hạn chế, cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề tồn đọng và khắc phục.
Cho đến nay, sự hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã được cả Chính phủ, Bộ, Ban ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan bước đầu tạo điều kiện hình thành và phát triển thông qua những hội nghị chuyên đề, kết luận, luật và nghị định nhằm nâng cao nhận thức về khởi nghiệp; khuyến khích ứng dụng và học hỏi các công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế số. Các nhà khởi nghiệp để duy trì doanh nghiệp qua thời kỳ đầu khó khắn thì cần phải tích cực trau dồi về kiến thức, quy trình, chính sách cũng như sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, nền kinh tế số lại luôn vận hành, hiện đại hóa trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn chưa bắt nhịp được với thế giới nên đòi hỏi sự thống nhất trong việc ra và thực hiện nghiêm túc các chính sách từ cấp chính phủ xuống các cấp trung gian và những giải pháp từ chính bản thân doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp; sự hỏi hỏi kinh nghiệm, bài học khởi nghiệp hay từ những quốc gia trên thế giới.
Trong khi các tác động của đại dịch đối với hệ thống khoa học và đổi mới sáng tạo sẽ mất nhiều thời gian để có thể thấy rõ được, nhưng đã có những dấu hiệu tích cực về sự hợp tác quốc tế ngày càng tăng trong khoa học. Đồng thời, có những lo ngại về các dự án nghiên cứu lớn bị gián đoạn. Sự lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới của COVID-19 đòi hỏi phải có tư duy mới để đảm bảo chiến thắng chung trước thách thức toàn cầu quan trọng này. Ngay cả khi tất cả chúng ta đều phải vật lộn với những tác động kinh tế và con người trước mắt của đại dịch COVID-19, thì các chính phủ vẫn cần đảm bảo rằng các gói giải cứu được định hướng trong tương lai và hỗ trợ các cá nhân, viện nghiên cứu, công ty và những người khác có những ý tưởng mới và hợp tác sáng tạo nhằm đạt được các giải pháp trong thời kỳ COVID- 19.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Luật doanh nghiệp năm 2014
2. Nghị định 94/2020/NĐ-CP , Nghị định quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với trung tâm đổi mới sang tạo Quốc gia, ban hành ngày ngày 21 tháng 8 năm 2020
3. Nghị quyết 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 do Bộ Chính trị đã ban hành ngày 27/9/2019. 4. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.
5. Nguyễn Anh Tuấn, Nâng cánh thương hiệu Việt viết tiếp câu chuyện “Vượt lên người khổng lồ”, 2017.
6. Báo Nhân Dân, dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021- 2030 2014.
7. Trần Văn Trang - Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI), Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh, số đăng ngày 20/10/2020.
8. VCCI, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2017.
9. VCCI, Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018 xuất bản năm 2018. B. Internet
1. Nguyễn Thị Thu Hà (2018) “Bàn về hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam”, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/ban-ve-hoat-dong-khoi-nghiep-o-viet-nam-142026.html
2. Nguyễn Quang Huy (2020) “Thực trạng hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-hoat-dong-khoi- nghiep-o-viet- nam-hien-nay-71047.htm
3. Dương Ngọc Hồng (2019) “Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sang tạo tại Việt Nam: Khó khăn và giải pháp”, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-tai- viet-nam-kho-khan-va-giai-phap-64168.htm
4. Phạm Thị Vân Anh (2020) “Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sang tạo”, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-viec-thuc-hien-chinh-sach-ho- tro-doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-68922.htm
5. Trần Thùy Linh (2019) “Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam”, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-nang-luc-doi-moi- sang-tao-cua- doanh-nghiep-viet-nam-63529.htm
6. Hoàng Văn Phai (2020) “Doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế số - thời cơ và thách thức”, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/doanh-nghiep-viet-nam-trong-nen- kinh-te-so-thoi-co-va-thach-thuc-646582
7. Minh Dũng (2018) “Phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số”, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://nhandan.org.vn/tin-tuc-kinh- te/phat-trien- doanh-nghiep-trong-nen-kinh-te-so-325626/
8. Hoàng Giang (2021) “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Tìm cơ hội trong thách thức”, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/Doanh-nghiep-khoi-nghiep-sang-tao-Tim- co-hoi-trong-thach-thuc/425563.vgp
9. Đức Tuân (2020) "Chính phủ sẽ tạo môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuận lợi nhất", truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Chinh-phu-se-tao-moi-truong-khoi- nghiep-doi-moi-sang-tao-thuan-loi-nhat/415368.vgp
10. Nguyễn Thành Long (2020) “Thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và mô hình”, truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thi-truong-von-cho-doanh-nghiep- khoi-nghiep-o-viet-nam-thuc-trang-va-mo-hinh-328437.html
11. Nguyễn Thị Thu Hà (2018) “Bàn về hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam”, truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh- doanh/ban-ve-hoat-dong-khoi-nghiep-o-viet-nam-142026.html
12. Hoàng Nam Lê (2016) “Làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam”, truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://techinsight.com.vn/lan-song-khoi-nghiep- tai-viet-nam/
13. Nguyên Hạnh (2017) “Doanh nghiệp đổi mới sang tạo là gì”, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ http://dean844.most.gov.vn/doanh-nghiep-khoi- nghiep-doi-moi-sang-tao-la-gi.htm
14. “Top 10 ý tưởng thành công trên thế giới”, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://ayp.vn/top-10-y-tuong-khoi-nghiep-thanh-cong-nhat-tren-the- gioi/
15. Anh Tú (2021) “Việt Nam sẽ trở thành trung tâm khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á”, tại địa chỉ https://vneconomy.vn/viet-nam-se-tro-thanh-trung-tam- khoi-nghiep-hang-dau-dong-nam-a-646135.htm
16. NVTHU-QLCN&TTCN (2020) “Năm 2020 , khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ “ , truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://skhcn.laocai.gov.vn/1241/27929/53786/463563/cach-mang-cong- nghep-4-0/nam-2020-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-viet-nam-tiep-tuc-phat- trien-manh-me
17. Kim Oanh/VOV1 (2020) “Cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh: Cắt giảm 1 nửa số thủ tục”, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ https://www.vcci.com.vn/cai-thien-chi-so-khoi-su-kinh-doanh-cat-giam-1-nua- so-thu-tuc
18. P.A.T (NASATI) (2020) “GII 2020: Việt Nam giữ nguyên thứ hạng cao ”, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ htt ps://www.vista.gov.vn/news/khoa- hoc-ky-thuat-va-cong-nghe/gii-2020-viet-nam-giu-nguyen-thu-hang-cao- 2943.html
19. NCS. Võ Công Chánh (2019) “Môi trường kinh doanh toàn cầu và những dấu ấn của Việt Nam”, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại địa chỉ
http://consosukien.vn/moi-truong-kinh-doanh-toan-cau-2020-va-nhung-dau-an- cua-viet-nam.htm
20. Nhà xuất bản Thanh niên (2018) “Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018”,