Thực trạng dạy học Luyện từ và câu thông qua hoạt động trả

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu lớp 4 (Trang 31 - 39)

nghiệm cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Thanh Minh.

1.2.2.1. Mục đích điều tra

- Bước đầu điều tra, khảo sát nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong học phân môn Luyện từ và câu.

- Thời điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phân môn Luyện từ và câu của giáo viên.

- Những khó khăn khi giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phân môn Luyện từ và câu mà giáo viên thường gặp phải.

- Những yếu tố giáo viên quan tâm khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phân môn Luyện từ và câu.

1.2.2.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Nhằm thu thập thông tin chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu, hiện trạng tổ chức hoạt động trải

nghiệm trong dạy học môn Luyện từ và câu lớp 4 theo các nội dung như trên. ( mẫu phiếu trưng cầu ý kiến ở phần phụ lục).

- Phỏng vấn: Được tiến hành đối với giáo viên dạy lớp 4 và học sinh lớp 4 nhằm có những kết quả chính xác, khách quan của kết quả điều tra.

- Quan sát: Được tiến hành qua các hoạt động lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ( có liên quan đến giờ học phân môn Luyện từ và câu) nhằm thu thập thông tin hỗ trợ, bổ sung cho phương pháp điều tra đạt kết quả cao.

- Thống kê toán học: Được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu bởi các phương pháp trên.

1.2.2.3. Phân tích kết quả điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng tại trường Tiểu học Thanh Minh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Dưới đây là kết quả điều tra:

Bảng 1: Mức độ sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu của giáo viên.

Thường

xuyên Đôi khi Hiếm khi Không dùng

SL % SL % SL % SL %

PP giảng giải minh họa 9 75% 2 16,7% 1 8,3% 0 0 PP dạy học theo nhóm 8 66,7% 3 35% 1 8.3% 0 0 PP dạy học phát hiện và GQVĐ: có viết tắt PPko 2 16,6% 8 66,7% 2 16,7% 0 0 PP gợi mở vấn đáp 11 91,7% 1 8,3% 0 0 0 PP thuyết trình 4 33,3% 7 58,4% 1 88,3% 0 0 PP thực hành luyện tập 11 91,7% 1 8,3% 0 0 0 Tổ chức hoạt động trải nghiệm 3 25% 5 41,7% 3 25% 1 8,3% PP và hình thức tổ chức dạy học khác 5 41,7% 2 16,7% 4 33,3% 1 8,3% Từ bảng 1 cho thấy: Các phương pháp giảng giải minh họa, dạy học theo nhóm, gợi mở vấn đáp và phương pháp thực hành luyện tập thường xuyên được sử dụng trong giờ học, chiếm tỉ lệ lớn hơn ý kiến của giáo viên. Như

Phương pháp Mức độ

vậy, các phương pháp dạy học đã được sử dụng thường xuyên và linh hoạt. Các phương pháp dạy học khác nhau được sử dụng ở mức độ vừa phải. Sử dụng thường xuyên chiếm 41,7% do tùy thuộc vào nội dung của từng bài học và mức độ nhận thức của từng học sinh mà giáo viên đã sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp. Phương pháp thuyết trình và phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được sử dụng rất hạn chế. Qua thực tế cho thấy phương pháp thuyết trình bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Khi sử dụng phương pháp thuyết trình làm hạn chế sự tích cực, chủ động, sáng tạo ủa học sinh trong quá tình học tập.

Qua bảng 1 cũng cho thấy: Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm được sử dụng vẫn hạn chế vì có ý kiến cho rằng đôi khi việc tổ chức hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ không quan tâm tới bài học, mất thời gian, tốn kém. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh hứng thú, chủ động, sáng tạo trong quá tình tiếp thu và hình thành kiến thức. Nhờ đó mà kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu được nâng cao.

Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa quan trọng nhất của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Luyện từ và câu.

Đánh giá SL Tỉ lệ(%)

Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng nhanh kiến

thức đã học. 4 33,3%

Tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh tiếp

thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả. 3 25%

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học

sinh trong học tập và khả năng đoàn kết, hợp tác. 2 16,6% Hình thành và phát triển các năng lực trí tuệ, nhân

cách học sinh. 3 25%

Tất cả các ý kiến trên 12 100%

Qua bảng 2 có thể thấy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Luyện từ và câu như thế nào, quan điểm vể ý nghĩa và vai trò của hoạt động trải nghiệm luyện từ và câu trong dạy học ở mỗi giáo viên là khác nhau. Nhưng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học là một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy khả năng nhận thức cho học sinh.

Có 33.3% ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm giúp tăng cường khả năng thực hành, vận dụng nhanh kiến thức đã học. Có 25% ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả hình thành phát triển năng lực trí tuệ và nhân cách cho học sinh. Có 16,6% ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập và khả năng đoàn kết, hợp tác. 100% ý kiến cho rằng các đánh giá trên là đúng và không có ý kiến khác.

Như vậy, các giáo viên đều nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu. Mặc dù vậy nhưng giáo viên lại ít sử dụng phương pháp này trong giờ học với lý do rất khó quản lý học sinh nên tổ chức không tốt. Ngoài ra, một số hoạt động trải nghiệm tốn rất nhiều thời gian và tiền của trong việc tổ chức. Trong đề tài này chúng tôi đã đưa ra một hệ thống hoạt động trải nghiệm đơn giản dễ tổ chức.

Bảng 3: Quan niệm của giáo viên về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm Luyện từ và câu.

Quan niệm Đồng ý Không đồng ý Phân vân

Hoạt động trải nghiệm phù hợp

với học sinh tiểu học. 11 91,7% 0 0 1 8,3% Hoạt động trải nghiệm tốn kém

và tốn thời gian, khó quản lý học sinh.

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo.

10 83,4% 1 8,3% 1 8,3%

Học sinh nhận thức nhanh, khác

sâu kiến thức hơn. 10 83,4% 0 0 2 16,6%

Khó tổ chức, mất nhiều công sức trong việc tổ chức và chuẩn bị.

10 83,4% 0 0 2 16,6%

Học sinh mải vui chơi, không

tập trung vào quá trình. 8 66,7% 2 16,6% 2 16,6% Chỉ tổ chức với các bài học và

thời gian phù hợp. 100 100% 0 0 0 0

Chỉ tổ chức khi có thời gian

thừa. 0 0 11 91,7% 1 8,3%

Giáo viên đã nắm được vai trò và vị trí quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học và môn học Luyện từ và câu. Hoạt động trải nghiệm đã đặt đúng vị trí vốn có của nó trong phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, giúp khơi gợi hứng thú, khả năng sáng tạo của học sinh. Với 91,7% các ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm giúp học sinh học tập tốt hơn, nhận thức nhanh hơn và khắc sâu hình ảnh hơn.

Hoạt động trải nghiệm phù hợp với tâm sinh lí của cả lứa tuổi tiểu học. Phần lớn giáo viên cũng đã nhận thức đúng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học phù hợp; 91,7% đồng ý với đánh giá hoạt động trải nghiệm phù hợp với học sinh tiểu học.

Như vậy, việc nhận thức của giáo viên về lựa chọn thời gian và nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm đúng đắn.

Bảng 4: Những khó khăn của giáo viên khi thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình giảng dạy.

STT Khó khăn SL Tỉ lệ (%)

1 Xây dựng, thiết kế, lựa chọn các hoạt động trải

nghiệm 10 83,4%

2 Thời gian tổ chức 4 33,3%

3 Cơ sở vật chất ( địa điểm, phương tiện, kinh phí tổ

chức) 9 75%

4 Chưa có kĩ thuật và quy trình thiết kế, tổ chức hoạt

động trải nghiệm 9 75%

5 Thiếu nguồn các hoạt động trải nghiệm , sách tham

khảo, sách hướng dẫn. 8 66,7%

6 Học sinh không có hứng thú và không có khả năng

tham gia hoạt động trải nghiệm. 0 0%

7 Các khó khăn khác 0 0%

Qua bảng 4 có thể thấy khó khăn lớn nhất của giáo viên là xây dựng, thiết kế và lựa chọn hệ thống các hoạt động trải nghiệm, giáo viên “ ngại” tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Điều này khiến cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm bị hạn chế. Cùng với đó vấn đề cơ sở vật chất không đủ để tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm và việc giáo viên chưa có kĩ thuật và quy trình tổ chức cũng là khó khăn lớn khiến cho việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm bị hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không có sẵn và còn thiếu thốn, giáo viên lại không đủ thời gian. Việc chưa có kĩ thuật và quy trình thiết kế là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dẫn đến việc thiếu nguồn hoạt động trải nghiệm.

Vấn đề thiếu nguồn các hoạt động trải nghiệm, thiếu sách tham khảo và tài liệu hướng dẫn việc sử dụng và thiết kế hoạt động trải nghiệm Luyện từ và

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, giáo viên trường tiểu học Thanh Minh đã chú ý đến vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong môn

Luyện từ và câu. Tuy nhiên, mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong

phân môn Luyện từ và câu chưa được thường xuyên và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh nắm vững các kiến thức, mà còn phát triển các năng lực cần thiết cho xã hội hiện đại. Chương 1 của khóa luận đã đưa ra được các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của dạy học trải nghiệm của phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Đó là cơ sở để tôi xây dựng một số hoạt động trải nghiệm trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ở chương 2.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong phân môn luyện từ và câu lớp 4 (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)