kế các hoạt động với những nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, nhóm, tập thể học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của hoạt độn
2.1.1.7. Đảm bảo sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức.
Có rất nhiều các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm dành co học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Một hình thức tổ chức được thực hiện một cách lặp lại liên tục trong các tiết học sẽ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán. Vì thế mà hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm không còn giúp học sinh có thái độ tích cực, chủ động, khiến các em không còn hứng thú với bài học. Giáo viên cần lựa chọn và sử dụng luân phiên các hoạt động trải nghiệm khác nhau sự đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm sẽ kích thích sự hào hứng, chủ động của các em trong quá trình nhận thức.
2.1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh khi kết thúc hoạt động trải nghiệm hoạt động trải nghiệm
2.1.2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung đối với hoạt động trải nghiệm của học sinh
Phẩm chất và năng lực chung Yêu cầu cần đạt
Yêu đất nước, con người
Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội, các hoạt động từ thiện, các hoạt động bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, tham gia các hoạt động lao động, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường…
Sống trách nhiệm
Thực hiện được các nhiệm vụ được giao, biết giúp đỡ các bạn trong hoạt động, thể hiện sự quan tâm lo lắng tới kết quả của hoạt động…
Năng lực tự học
Có thái độ học hỏi thầy cô và các bạn trong quá trình hoạt động và có những kĩ năng học tập như: Quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo… những gì thu được từ hoạt động…
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, hiệu quả nảy sinh trong quá trình hoạt động về nội dung cũng như quan hệ giữa các cá nhân với chính vấn đề của bản thân…
Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp
Thể hiện kĩ năng giao tiếp phù hợp với mọi người trong quá trình tác nghiệp hay tương tác, có kĩ năng thuyết phục, thương thuyết, trình bày… theo mục đích, đối tượng và nội dung hoạt động.
Năng lực hợp tác
Phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết vấn đề. Thể hiện sự giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực,… để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Năng lực tính toán
Lập được kế hoạch hoạt động, định lượng thời gian cho hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí, xác định nguồn lực,… cho hoạt động.
Năng lực thẩm mĩ
Cảm thụ được cái đẹp trong thiên nhiên, trong hành vi của con người,… Thể hiện sự cảm thụ thông qua sản phẩm, hành vi và tinh thần khỏe mạnh.
Năng lực thể chất
Biết cách chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần thể hiện sự tham gia nhiệt tình vào các hoạt động thể dục thể thao và luôn có suy nghĩ và sống tích cực…
2.1.2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân. Năng lực tự nhận thức. - Nhận biết một số phẩm chất, năng lực chính của bản thân. - Tiếp nhận có chọn lọc về những phản hồi của bản thân.
- Xác định vị trí xã hội của bản thân trong giao tiếp.
Năng lực tích hóa bản thân. - Suy nghĩ tích cực - Chấp nhận sự khác biệt - Vượt khó Năng lực khám phá và sáng tạo. Năng lực khám phá phát hiện cái mới. - Tính tò mò - Quan sát
- Thiết lập liên tưởng
Năng lực sáng tạo.
- Cảm nhận và hứng thú với thế giới xung quanh
- Tư duy linh hoạt và mềm dẻo - Tính độc đáo của sản phẩm Năng lực định hướng nghề nghiệp Đánh giá năng lực và phẩm chất cá
nhân trong trong mối tương quan với nghề nghiệp
- Hiểu biết thế giới nghề nghiệp yêu cầu của nghề
- Đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân
- Đánh giá nhu cầu thị trường lao động
- Xác định hướng lựa chọn nghề Hoàn thiện năng
lực và phẩm chất
theo yêu cầu nghề nghiệp đã định hướng hoặc lựa chọn
- Lập kế hoạch phát triển bản thân - Tham gia các hoạt động phát triển bản thân
- Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ phát triển năng lực cho nghề nghiệp - Đánh giá được sự tiến bộ của bản thân
- Di chuyển nghề nghiệp Tuân thủ kỉ luật và
đạo đức của người lao động - Tuân thủ - Tự chịu trách nhiệm Năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống gia đình. Năng lực tổ chức cuộc sống gia đình. - Tự phục vụ
- Thực hiện vai trò của nam/ nữ - Chia sẻ công việc gia đình
- Xây dựng bầu không khí tích cực Năng lực quản lí
tài chính.
- Lập kế hoạch chi tiêu
- Sử dụng hiệu quả hợp lí tài chính - Phát triển tài chính