Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phân môn Luyện từ và câu gắn với chủ điểm giúp học sinh:
- Phát huy được vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.
- Với những chủ điểm liên quan đến các cuộc thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân hay nhóm, các em luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc.
- Tạo môi trường học tập thoải mái, bổ ích phát huy triệt để theo mục tiêu " Học đi đôi với hành". Các em có điều kiện giao lưu bạn bè, học hỏi kinh nghiệm tích lũy kiến thức qua nhiều người.
- Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,... đồng thời giúp thầy cô nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em.
CHỦ ĐIỂM: TÌNH YÊU CUỘC SỐNG I. Mục tiêu:
- Cho học sinh thấy được: sống lạc quan, đó là kỹ năng làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi sáng. Trong hoàn cảnh khó khăn, người có tư duy lạc quan sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp những người có suy nghĩ tiêu cực. Cho học sinh thấy được việc nói lời yêu thương cũng là một trách nhiệm trong gia đình. Học sinh hiểu được việc nuôi dưỡng thái độ lạc quan từ khi còn nhỏ sẽ giúp các em học hỏi thêm được nhiều điều tích cực.
- Rèn cho học sinh biết nói lời yêu thương đến người thân trong gia đình
mình. Tinh thần sống lạc quan, yêu đời, yêu con người, con vật, thiên nhiên xung quanh mình. Rèn cho học sinh lạc quan nhìn vào tương lai với niềm hi vọng, tự tin vào bản thân.
- Mở rộng vốn từ, khắc sâu tình cảm từ đó giúp học sinh khi viết văn tả người thân trong gia đình các em sẽ biết thể hiện tình cảm và viết văn sâu sắc tinh tế hơn.
- Có năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực tự nhận thức bản thân và điều chỉnh bản thân sống tích cực, tin yêu vào cuộc sống, hạn chế điểm yếu của bản thân.
- Các em hình thành thái độ sống tích cực, luôn có niềm tin vào cuộc sống, nỗ lực để đạt được thành quả mà không gặp áp lực và cảm thấy tiêu cực trong cuộc sống.
II. Nội dung hoạt động trong chủ điểm:
- GV tổ chức cho HS quan sát và lắng nghe.
- Trao đổi với HS về cảm nhận của em khi quan sát và lắng nghe những lời yêu thương.
- GV tổ chức cho HS đóng vai nói lời yêu thương trong gia đình và với bạn bè.
- GV tổ chức cho HS kể về những khó khăn hiện tại của HS trong học tập và cuộc sống.
- GV cho học sinh đóng vai giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của mình với thái độ tích cực, sống lạc quan và có tinh thần vươn lên.
- Trao đổi với HS cảm thấy thế nào khi có thái độ tích cực trong cuộc sống. - Tổ chức cho HS viết thư động viên những bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức quyên góp ủng hộ các bạn đó.
- Tổ chức cho HS kể những việc làm tốt với mọi người, hoặc con vật xung quanh mình.
- Rút ra giá trị của sự yêu thương.
III. Chuẩn bị:
- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 4A
- Địa điểm: Trong lớp học
- Các video/ clip, hình ảnh về nói lời yêu thương trong gia đình. - Những hộp thư nhỏ, Phiếu học tập, bản thảo nội dung đóng vai,...
IV. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Quan sát và lắng nghe
- Các hình ảnh về cử chỉ yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, với mọi người, bạn bè xung quanh mình.
+ GV đưa ra các tranh ảnh thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của các thành viên trong gia đình, với mọi người, bạn bè xung quanh mình.
- Các câu nói, lời chào và cách chào hỏi với các thành viên trong gia đình, với mọi người, bạn bè xung quanh mình.
+ Chiếu các slide có chứa câu nói, lời chào, cách chào giữa các thành viên trong gia đình, với mọi người, bạn bè xung quanh mình trong clip trên.
- Các video/ clip về nói lời yêu thương.
+ GV đưa ra 3 clip về cuộc trò chuyện thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của các thành viên trong gia đình, với mọi người, bạn bè xung quanh mình..
*Hoạt động 2: Trao đổi và trình bày cảm nhận
- Các em cảm nhận như thế nào khi quan sát và lắng nghe những lời nói, cử chỉ thể hiện yêu thương?
+ GV tổ chức cho HS viết cảm nhận của mình vào phiếu cá nhân. + Mời lần lượt học sinh đứng dậy nêu cảm nhận của mình.
+ Yêu cầu học sinh giải thích (nếu có cảm xúc tiêu cực- GV sẽ tâm sự và giúp học sinh hiểu được ý nghĩa tích cực của việc nói lời yêu thương)
- Làm thế nào để làm tốt việc nói lời yêu thương hàng ngày giữa các thành viên trong gia đình, với mọi người, bạn bè xung quanh mình?
+ GV mời lần lượt học sinh phát biểu ý kiến + Cho HS đánh giá cách làm của bạn
+ Hỏi HS về việc: Đã áp dụng những cách đó trong cuộc sống của mình bao giờ chưa? Kết quả đạt được như thế nào?
+ GV tổng kết ý kiến, đưa ra những cách phổ biến để thực hiện nói lời yêu thương hàng ngày.
*Hoạt động 3: Thực hành sắm vai
- GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 2 hoặc 4 bạn. HS trong nhóm 4 phân vai, mỗi học sinh đóng vai một thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, ông, bà, con. HS trong nhóm 2 phân vai, mỗi học sinh đóng vai một bạn. HS đóng vai con sẽ nói lời yêu thương với các thành viên còn lại. Các thành viên đổi vai cho nhau để đảm bảo mỗi học sinh đều được đóng vai con. Học sinh chú ý về thái độ, hành vi biểu cảm, cảm xúc,...
- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận.
*Hoạt động 4: Chia sẻ cảm xúc
- HS lần lượt nêu những điều gì mình chưa thực hiện được, còn gặp khó khăn trong học tập hoặc cuộc sống
- HS nêu nguyên nhân khiến chưa thực hiện được việc mình muốn hoặc nguyên nhân tạo nên khó khăn trong cuộc sống.
- GV tổ chức cho nêu cảm xúc và suy nghĩ của mình khi gặp những khó khăn đó.
- GV hỏi HS có muốn tiếp tục thực hiện những việc vẫn đang gặp khó khăn không? Em hãy nêu ra cách khắc phục khó khăn đó.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có thái độ và hành động tích cực và động viên những em có suy nghĩ tiêu cực, chưa lạc quan vào cuộc sống khi bản thân gặp khó khăn.
- GV kể cho HS nghe tấm gương về sự lạc quan, yêu đời, có thái độ sống tích cực khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
- GV tổng kết ý kiến, đưa ra những cách phổ biến để thực hiện sống tích cực, lạc quan, có tình yêu vào cuộc sống, có ý chí phấn đấu, vươn lên.
*Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ
- Các em cảm nhận như thế nào khi mình luôn lạc quan, vui vẻ và tin yêu cuộc sống?
+ GV tổ chức cho HS nêu cảm nhận của mình và có thể đưa ra ví dụ cụ thể từ chính bản thân mình.
- Làm thế nào để làm mình luôn lạc quan, vui vẻ và tin yêu cuộc sống? + GV mời lần lượt học sinh phát biểu ý kiến
+ Cho HS đánh giá cách làm của bạn
+ Hỏi HS về việc: Đã áp dụng những cách đó trong cuộc sống của mình bao giờ chưa? Kết quả đạt được như thế nào?
+ GV tổng kết ý kiến, đưa ra những cách để tinh thần thoải mái vượt qua khó khăn, sống lạc quan, tích cực hơn.
- Em cảm thấy như thế nào khi được thực hành nói lời yêu thương với các thành viên trong gia đình, bạn bè, dành sự quan tâm, yêu thương cho những người, con vật xung quanh ?
- Em sẽ làm những gì để thể hiện tình cảm yêu thương của mình?
- GV kết luận: Tình yêu cuộc sống là tình yêu dành cho chính bản thân, với tư tưởng sống lạc quan, tích cực, là tình yêu với người thân, bạn bè xung quanh, hay còn là tình yêu với cỏ cây, động vật,... tất cả làm cho chúng ta thấy yêu đời và cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Nó chính là động lực sống rất lớn cho ta và mọi người xung quanh.
- Thông qua các hoạt động, các em biết mình cần phải thương yêu bố mẹ, gia đình mình nhiều hơn. Sống có trách nhiệm với gia đình. Biết cảm thông chia sẻ, gắn kết với những người thân trong gia đình cũng như mọi người ngoài xã hội.
V. Tổng kết, đánh giá.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Họ và tên học sinh:... Lớp:...
1. Tự đánh giá
- Tô màu vào biểu tượng thể hiện cảm xúc của em sau khi tham gia chủ đề:
- Tô màu vào hình trái tim với mỗi nội dung em tư đánh giá bản thân (1 là mức thấp nhất, 2 là mức trung bình, 3 là mức cao nhất).
STT Nội dung Tự đánh giá
1 Nêu được cảm nhận của em khi quan sát và lắng nghe những lời yêu thương.
2 Đóng vai nói lời yêu thương trong gia đình và với bạn bè.
3 Kể được về những khó khăn hiện tại mình trong học tập và cuộc sống.
4 Biết đóng vai giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của mình với thái độ tích cực, sống lạc quan và có tinh thần vươn lên.
5 Nêu được cảm xúc và ý nghĩ của mình khi có thái độ tích cực trong cuộc sống.
6 Viết được thư động viên những bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức quyên góp ủng hộ các bạn đó.
7 Nêu được ý kiến và cách giải quyết của mình trong từng tình huống.
8 Kể được những việc làm tốt của mình với mọi người, hoặc con vật xung quanh mình.
2. Đánh giá đồng đẳng (thành viên trong nhóm, lớp đánh giá)
Em hãy nhờ bạn tô màu vào hình trái tim với mỗi nội dung bạn đánh giá
em (1 là mức thấp nhất, 2 là mức khá, 3 là mức cao nhất).
STT Nội dung Bạn em đánh giá
1 Nêu được cảm nhận của em khi quan sát và lắng nghe những lời yêu thương.
2 Đóng vai nói lời yêu thương trong gia đình và với bạn bè.
3 Kể được về những khó khăn hiện tại mình trong học tập và cuộc sống.
4 Biết đóng vai giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của mình với thái độ tích cực, sống lạc quan và có tinh thần vươn lên.
5 Nêu được cảm xúc và ý nghĩ của mình khi có thái độ tích cực trong cuộc sống.
6 Viết được thư động viên những bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức quyên góp ủng hộ các bạn đó.
7 Nêu được ý kiến và cách giải quyết của mình trong từng tình huống.
8 Kể được những việc làm tốt của mình với mọi người, hoặc con vật xung quanh mình.
9 Trình bày rõ ràng, tự tin.
3. Phụ huynh đánh giá
... ...
4. Giáo viên đánh giá
... ...
CHỦ ĐIỂM: VẺ ĐẸP MUÔN MÀU
Chủ đề: QUÊ HƯƠNG TRONG TIM TÔI I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh được cảm nhận về phong cảnh quê hương cũng như phong cảnh của đất nước một cách sâu sắc hơn.
- Học sinh có kĩ năng dùng từ, luyện từ và viết thành câu. - Tạo cảm giác vui chơi thoải mái sau những giờ học trên lớp. - Yêu và tự hào về quê hương đất nước.
II. Nội dung hoạt động trong chủ điểm - Tìm hiểu và tham quan Đền Hùng
- Đặt câu hỏi cho hướng dẫn viên du lịch hay những người am hiểu nơi đây.
III. Chuẩn bị:
- Quy mô: Toàn thể học sinh lớp 4A
- Địa điểm: Đền Hùng – Phú Thọ - Phương tiện: xe ô tô
- Đồ ăn, thức uống cho học sinh - Mặc áo đồng phục, đeo khăn quàng - Hướng dẫn viên du lịch.
IV. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu và tham quan Đền Hùng
- Xuất phát từ cổng trường là 6h30p. GV sẽ cùng một số phụ huynh quản lớp
khi đến nơi tham quan. GV lưu ý với học sinh khi đến nơi tham quan cần giữ trật tự, lắng nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu. GV có thể hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu và ghi chép lại các thông tin chủ yếu như: Đền Hùng nằm ở đâu của tỉnh, tiếp giáp với những đâu, có những đền nào, em nhận thấy ở đây như thế nào?
- Đến nơi cả đoàn sẽ đi theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên du lịch.
- Giáo viên cần hướng dẫn HS ghi chép lại những thông tin đã tìm kiếm được để chia sẻ lại cho bạn bè ở trong lớp.
* Hoạt động 2: Đặt một số câu hỏi cho hướng dẫn viên du lịch hay những hay người trông giữ am hiểu nơi đây.
- Để có được thông tin chi tiết và hiểu sâu thêm về đập thủy điện thì học sinh cần phải tìm kiếm thông tin và sự giải thích, thuyết minh từ những người am hiểu về đập thủy điện đó. Phỏng vấn là phương pháp điều tra thông tin rất phổ biến và hữu ích trong học tập, vì vậy, giáo viên cần lập kế hoạch và hướng dẫn để học sinh tiến hành phỏng những vấn đề mà em muốn tìm hiểu sâu hơn nữa nhằm thu thập thông tin mình muốn biết.
- Giáo viên phải trao đổi với học sinh để hướng dẫn các em đề ra được đề cương phỏng vấn, tư vấn cho các em những câu hỏi thú vị, cần thiết…
- Cần hướng dẫn HS ghi chép thật cẩn thận những thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn theo bảng sau:
BẢNG THÔNG TIN THU NHẬN ĐƯỢC TỪ PHỎNG VẤN Người được phỏng vấn Thời gian phỏng vấn Địa điểm phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn Thông tin thu nhận được V. Tổng kết, đánh giá
- Sau chuyến tham quan này giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi như sau: + Em ấn tượng gì nhất khi đến tham quan Đền Hùng?
+ Em học được những gì sau chuyến đi trải nghiệm này?
+ Em có cảm thấy tự hào khi mình được sinh ra trên quê hương Phú Thọ không?
+ Hãy viết một bản báo cáo về những gì các em đã ghi chép và học được sau chuyến dã ngoại này.
2.2.2. Hoạt động trải nghiệm gắn với mục tiêu Giáo dục địa phương
* Được sự quan tâm của UBND xã Thanh Minh cùng các ban ngành đoàn thể luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS Thanh Minh được giao lưu học hỏi. Bên cạnh đó UBND xã cùng các ban ngành đoàn thể cũng đặt ra những mục tiêu nhất định để trường có thể hướng tới:
- Giáo dục bồi dưỡng cho học sinh về tình cảm yêu mến đối với quê hương và mong muốn giữ gìn di sản văn hóa, truyền thống của quê hương.
- Giáo dục cho học sinh những phẩm chất, năng lực: Yêu thương con người, trách nhiệm, chính trực, sống văn minh.
- Giáo dục cho học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, giữ vững lí tưởng.
- Giáo dục cho học sinh biết rõ về bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình, yêu thương, hiếu thảo với bố mẹ.
Chủ đề: MỜI BẠN ĐẾN THĂM NGÔI LÀNG CỦA TỚ! I. Mục tiêu:
- Học sinh được tìm hiểu về di tích lịch sử/văn hóa ở địa phương mình. Kể