3. CÂU HỎI CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:
3.2 Yêu cầu của mạch động lực
Trong đó: P: Công suất có ích của lò nhiệt (W).
Uhd: Điện áp hiệu dụng cấp vào hai đầu dây dẫn (V).
Như vậy, để thay đổi công suất đưa ra tải, ta có thể thay đổi Rt hoặc Uhd. Tuy nhiên, trong thực tế người ta không sử dụng phương pháp thay đổi Rt mà thường chọn cách thay đổi Uhd để có thể thay đổi công suất ra tải. Bởi vì phương pháp thay đổi Uhd đơn giản hơn, quá trình điều khiển liên tục không bị gián đoạn như khi thay đổi Rt.
3.2 Yêu cầu của mạch động lực
Vì lò điện trở sử dụng điện áp xoay chiều và yêu cầu là điện áp đó phải thay đổi được theo ý muốn nên ta phải sử dụng một van bán dẫn hình cầu có điều khiển có thể dẫn hai chiều.
Việc điều chỉnh điện áp ra tải dựa theo nguyên tắc tương tự như ở các bộ chỉnh lưu tức là thay đổi điểm mở của van so với điểm qua không của điện áp nguồn, vì vậy còn gọi là phương pháp điều khiển góc pha (thay đổi góc mở van ).
Trong thực tế có nhiều linh kiện dùng để chỉnh lưu như: diode, thyristor, triac, … nhưng trong số đó thì có thyristor và triac là hai bán dẫn có điều khiển và được sử
không thông dụng bằng thyristor và khó điều khiển hơn nên thực tế người ta thường dùng cầu thyristor gồm: 2 thyristor đấu song song ngược nhau thay cho triac như hình dưới:
Hình 3.1: Nguyên lý mạch động lực
Các van T1, T2 lần lượt dẫn dòng theo một chiều xác định nên dòng qua cặp thyristor đấu song song ngược chiều này là dòng xoay chiều. Các van thyristor được phát xung điều khiển lệch nhau góc 180o điện để đảm bảo dòng qua cặp van là hoàn toàn đối xứng.
Ta có đồ thị dạng điện áp ra của mạch điều áp xoay chiều:
Hình 3.2: Dạng điện áp ngõ ra khi qua thyristor
Các mạch điều khiển điện áp xoay chiều có nhược điểm cơ bản là trong quá trình điều chỉnh, mạch luôn làm việc ở chế độ dòng điện gián đoạn trừ trường hợp α=0, cả dạng dòng điện và điện áp ra tải đều không sin nên chỉ phù hợp với các tải loại điện trở như lò điện trở, bóng đèn loại sợi đốt, … Dòng điện chỉ liên tục và đồng thời trở thành hình sin hoàn chỉnh chỉ khi điện áp ra tải lấy bằng điện áp nguồn (α = 0). Như vậy, khi điều chỉnh trên tải nhận được một dải n sóng hài hình sin. Mặc dù vậy,
với tải là điện trở thuần của lò điện trở thì việc dạng điện áp ra tải không sin cũng không ảnh hưởng đến chế độ làm việc của lò. Các mạch điều áp xoay chiều không phù hợp với tải dạng cảm kháng như biến áp hoặc động cơ điện,... nên chỉ dùng khi phạm vi điều chỉnh điện áp không lớn.