Lò nhiệt và PLC

Một phần của tài liệu thiết kế và thi công hệ thống ứng dụng plc điều khiển và ổn định lò nhiệt (Trang 113 - 117)

3. CÂU HỎI CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:

6.1.3Lò nhiệt và PLC

PLC nhận tín hiệu giá trị nhiệt độ phản hồi từ Pt100, chương trình điều khiển so sánh nhiệt độ hiện tại với giá trị nhiệt độ đặt và đưa ra quyết định điều khiển (xem phần giải thuật điều khiển của PLC) góc mở α cho thyristor cho phù hợp để thay đổi điện áp cung cấp cho lò nhiệt.

Tín hiệu ra từ analog output của PLC là điện áp có tầm hoạt động là 0 ÷10V phù hợp với mức điện áp điều khiển cần cấp vào chân 11 của IC TCA785. Tín hiệu này là tín hiệu điện áp nên khi cấp kết nối với mạch điều khiển là hai dây: đầu dương module analog output ta sẽ đưa vào chân 11 thông qua một điện trở hạn dòng, còn đầu 0V của module analog output

6.2 Chương trình chính

Giải thích chương trình:

 Sau khi kết nối tất cả các thiết bị chính xác với nhau, việc cần làm đầu tiên là cấp điện cho mạch điều khiển, mạch động lực, PLC, PC. Sau đó khởi động PLC, Step 7 và Wincc lên.

 Trước khi chạy chương trình, ta cần phải cài đặt đầy đủ các thông số cho bộ điều khiển PID, các giá trị đặt mong muốn như: nhiệt độ đặt, thời gian gia nhiệt (chế độ 2), thời gian giữ nhiệt.

 Đối với chương trình này thì có hai chế độ để ta lựa chọn, với chế độ 1 thì điều khiển đơn giản nhưng kết quả đạt được thì không tốt lắm nên ta có thêm chế độ 2, ngoài cài đặt nhiệt độ yêu cầu như chế độ 1 thì còn có thêm một yếu tố ràng buộc khác để đáp ứng ngõ ra tốt hơn đó là thời gian gia nhiệt.

 Sau khi cài đặt và chọn chế độ hoạt động thì ta phải nhấn xác nhận trước khi nhấn Start để PLC nhận giá trị mới cài đặt.

 Khi nạp chương trình từ máy tính xuống, chuyển PLC sang chế độ RUN, nó sẽ đọc nhiệt độ đặt về từ máy tính thông qua phần mềm WinCC, thông số của bộ PID.

 Nếu có lệnh chạy (Start) từ WinCC thì chường trình điều khiển mới bắt đầu hoạt động, còn không thì nó ở trạng thái chờ. Có lệnh chạy, PLC sẽ kiểm tra tình trạng của lò có bình thường hay không, tức là kiểm tra cảm biến có bị đứt không, nếu có nó sẽ ra thông báo lỗi và dừng chương trình sau một khoảng thời gian cài đặt.

 Đọc nhiệt độ lò từ Pt100 về, giá trị này có kiểu định dạng Integer, đã được đổi thang và hiển thị giá trị thực của lò.

 Bộ điều khiển thực hiện xử lý tham số PID được thực hiện do module PID FB41 được tích hợp trong PLC. Tiến hành hiệu chỉnh tham số PID thông qua module FB41 từ các thông số do ta cài đặt ban đầu, kết quả đưa trực tiếp đến ngõ ra analog xuất tín hiệu điện áp Uđk từ 0 ÷ 10 V, đưa vào chân 11 của TCA 785 để so sánh với điện áp Urc, điều khiển góc mở α, điều khiển công suất

 Xuất lệnh điều khiển lò, tùy thuộc vào giá trị ngõ ra điện áp Uđk của bộ analog mà công suất của lò được được thay đổi.

 Kết thúc một vòng điều khiển.

6.3 Chương trình con

Trong chương trình điều khiển có sử dụng nhiều chương trình con để chương trình chính được gọn và đơn giản trong việc sửa chữa chương trình nếu trong quá trình chạy có sự cố xảy ra vì mỗi chương trình con sẽ giữ một nhiệm vụ nhất định trong chương trình chính. Các chương trình con có trong chương trình: chế độ 1, chế độ 2, nhập thời gian và nhiệt độ đặt, điều khiển PID, đọc giá trị nhiệt độ, xuất giá trị điện áp, …Trong đó đáng chú ý là chế độ 1 và chế độ 2.

Một phần của tài liệu thiết kế và thi công hệ thống ứng dụng plc điều khiển và ổn định lò nhiệt (Trang 113 - 117)