Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Khái niệm quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý.

Quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Ngay từ thuở bình minh của xã hội loài người, để đương đầu với sức mạnh to lớn của tự nhiên, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải lao động chung, kết hợp thành tập thể, điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, tức là phải có quản lý.

C.Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [8].

Quản lý xã hội về thực chất là tổ chức khoa học lao động của toàn xã hội. Hai vấn đề cơ bản trong tổ chức khoa học lao động là phân công lao động và hợp tác lao động.

Harold Koontz cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất ít nhất” [21].

Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [22]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [30]

Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng có chủ đích, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định [17,tr.88].

Cũng bàn về quản lý, Nguyễn Bá Sơn cho rằng: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái cảu đối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận với mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích của con người” [32]

Theo tác giả Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình có định hướng, có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu đặt trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”[19].

Như vậy, “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và “hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất”.

Quản lý có 2 chức năng cơ bản là duy trì và phát triển. Để bảo đảm hai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể sau:

Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, bao gồm soạn thảo, thông qua được những chủ trương quản lý quan trọng.

Chức năng tổ chức thực hiện: Đây chính là giai đoạn hiện thực các quyết định, chủ trương bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, tạo dựng mạng lưới quan hệ tổ chức, lựa chọn sắp xếp cán bộ.

Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tích cực hăng hái chủ động theo sự phân công đã định.

Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống. Nó thực hiện xem xét tình hình thực hiện công việc so với yêu cầu để từ đó đánh giá đúng đắn. Từ các cách định nghĩa trên ta thấy: Quản lý dù nhìn ở góc độ nào thì nó cũng là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung [24]. Quá trình tác động này được vận hành trong một môi trường xác định.

Môi trƣờng QL Công cụ

Chủ thể Đối tƣợng Mục tiêu

Phƣơng pháp

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc hệ thống quản lý

đạo, kiếm tra đế chỉ đạo, điều khiến các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan. [24, tr .45]

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w