Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

Thời gian qua, quản lý BHXH nói chung và huyện Sóc Sơn chủ yếu căn cứ vào Luật BHXH, Luật BHYT, dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH. Nhằm thực hiện việc tổ chức năng lực quản lý nhà nƣớc về BHXH và thực hiện chức năng tổ chức thực hiện BHXH đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và để quản lý quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nƣớc, hệ thống văn

bản pháp luật về BHXH đã từng bƣớc đi vào cuộc sống.

Sau 5 năm BHXH huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (2015-2020) đã tạo lập đƣợc nguồn quỹ BHXH rất lớn với số tiền là 98.480 triệu đồng, tức là bình quân mỗi năm thu đƣợc 19.696 triệu đồng. Đây là số thu rất có ý nghĩa của ngành BHXH nói chung và của BHXH huyện Sóc Sơn nói riêng; nó phản ánh đƣợc sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức và Ban giám đốc cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; đã làm cho số thu BHXH tăng lên qua các năm.Để tăng cƣờng quản lý hoạt động BHXH ở huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật BHXH. Để đạt đƣợc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, trƣớc hết chính quyền huyện Sóc Sơn cần rà soát, đánh giá hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, đảm bảo hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ từ Huyện đến cơ sở.

Xây dựng, ban hành văn bản và quy trình thực hiện công tác BHXH. Xuất phát từ mục tiêu phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, BHXH phải đƣợc phát triển trong tổng thể phát triển của cả hệ thống chính sách xã hội của nhà nƣớc. Hiện nay, mọi ngƣời đều có quyền bình đẳng trong lao động và hƣởng thụ, việc mở rộng đối tƣợng giúp tăng nhanh số lƣợng ngƣời tham gia BHXH. Đây là mục tiêu hàng đầu của ngành BHXH.

Hai là, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH. Tăng cƣờng công tác phối hợp liên ngành, phối hợp chặt chẽ giữa BHXH cấp thành phố, huyện và các ban, ngành chức năng trong thành phố và huyện.

Ba là, hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức, cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức BHXH yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay,

cơ quan BHXH mới có bộ máy tổ chức đến cấp huyện. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, từng bƣớc hiện đại hệ thống quản lý để nâng cao chất lƣợng phục vụ, giảm phiền hà cho ngƣời tham gia BHXH.

Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, kinh tế tƣ nhân phát triển theo đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Đặc biệt là phải có sự thống nhất từ cấp ủy và chính quyền địa phƣơng. Thống nhất cơ chế phối hợp từng ngành, từng cấp trong mọi lĩnh vực liên quan đến NSDLĐ, NLĐ và cơ chế thực hiện chính sách BHXH trong các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị kinh tế tƣ nhân nhƣ: phối hợp ngành Kế hoạch - Đầu tƣ với Ủy ban nhân dân, Chính quyền xã, thị trấn để nắm đầu vào, đầu ra của các đơn vị với ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; ngành tài chính để xác định đối tƣợng thu, mức thu với các ngành thuế, thanh tra, kiểm soát, công đoàn để đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thu nộp BHXH; Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành chuyên ngành hoặc liên ngành rất cụ thể, chi tiết [34].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)