Giới thiệu về huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Giới thiệu về huyện Tuy Phƣớc

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 219,9 km2, dân số 180.300 ngƣời. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phƣớc giáp huyện Phù Cát, thị xã An Nhơn; Đông giáp biển; nam giáp thành phố Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Cuối năm 1975, Vân Canh và Tuy Phƣớc hợp thành huyện Phƣớc Vân, đến tháng 8-1981 thì tách trở lại nhƣ cũ. Trƣớc năm 1975, Tuy Phƣớc có 12 xã, sau nhiều lần thay đổi, hiện nay có 11 xã và 02 thị trấn là: xã Phƣớc Nghĩa, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Quang, Phƣớc Hƣng, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Lộc, Phƣớc An, Phƣớc Thành, thị trấn Tuy Phƣớc (trƣớc đây thuộc Phƣớc Nghĩa), thị trấn Diêu Trì (trƣớc đây là xã Phƣớc Long). Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, quốc lộ 19, đƣờng sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phƣớc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Địa hình huyện chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm Phƣớc Thành, Phƣớc An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chƣa đƣợc khai thác hết; các xã khu Đông (Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện; và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2020, quy mô kinh tế huyện ƣớc khoảng 9.647,53 tỷ đồng; tỷ trọng các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 28,94% - công nghiệp và xây dựng 50,06% - 21% dịch vụ; thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm đạt 47,3 triệu đồng; tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn 624.124 triệu đồng.

Huyện Tuy Phƣớc là vùng phụ cận nằm trong quy hoạch thành phố Quy Nhơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại, huyện đã tập trung phát triển thêm một số cụm công nghiệp để thu hút đầu tƣ, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Thời gian tới sẽ quy hoạch 3 cụm công nghiệp mới ở các xã Phƣớc An (cụm công nghiệp Quy Hội, diện tích 27 ha), Phƣớc Thành (cụm công nghiệp Bình An, 29 ha), Phƣớc Sơn (cụm công nghiệp Kỳ Sơn, 27 ha). Hiện tại chỉ có Cụm công nghiệp Phƣớc An đi vào hoạt động với 19 doanh nghiệp đầu tƣ, trong đó 17 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định. Các ngành nghề đang hoạt động tại đây gồm: Sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu, sản xuất ván ép công nghiệp, đồ nhựa gia dụng, nhựa xốp, nông sản, cơ khí, chế biến đá, sản xuất gạch không nung, may mặc xuất khẩu… Từ đó, góp phần tạo việc làm ổn định cho 1.600 lao động tại địa phƣơng.

Các doanh nghiệp tại địa phƣơng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ nên việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng rất hạn chế. Đa số ngƣời lao động phải tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp thuộc các huyện, thành phố lân cận nhƣ thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát.

Vậy nên đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc tại địa phƣơng còn hạn chế, chƣa xứng với tiềm năng lực lƣợng lao động của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w