Công tác tổ chức điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Công tác tổ chức điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng.

biến rừng.

Công tác tổ chức điều tra rừng, theo dõi diễn biến rừng được UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thường xuyên và định kỳ theo quy định của pháp luật. Đầu năm UBND huyện đều có quyết

định phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng của năm trước cụ thể và thông báo cho các xã, thị trấn biết thực hiện.

Việc kiểm kê rừng được thực hiện 5 năm một lần theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017. Trong giai đoạn 2016- 2020, UBND huyện An Lão đã chỉ đạo kiểm kê rừng năm 2016. Việc kiểm kê rừng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

2.3.6. Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng

Công tác tuần tra truy quét QLBVR và chốt chặn: Thực hiện các kế hoạch QLBVR, PCCCR, hằng năm các đơn vị chủ rừng phối hợp với UBND các xã, trị trấn chủ động tổ chức tuần tra kiểm tra, truy quét, Từ 2016-2020 đã tổ chức 2.152 đợt truy quét, tuần tra, kiểm soát (huyện 1.202 đợt, xã 950 đợt). Qua truy quét đã phát hiện 482 vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; thu giữ 29 máy cưa xăng, 16 xe gắn máy, hủy 17 lán trại và 22 lò than trái phép. Hiện nay trên địa bàn huyện thành lập 06 điểm chốt chặn và được duy trì chế độ trực 24/24. Tổ chức trực ban, tuần tra kiểm soát, nắm bắt tình hình địa bàn; kịp thời hỗ trợ khi phát hiện các vụ việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, phát hiện cháy rừng để kịp thời xử lý. [bảng 2.8)

Tình hình phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp: Trong 05 năm, trên địa bàn huyện để xảy ra 195 vụ phá rừng gây thiệt hại 242,83ha; lấn chiếm đất lâm nghiệp 41 vụ, thiệt hại diện tích 61,42ha; số vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép 482 vụ, thu 182,76m3 gỗ; xử phạt nộp ngân sách nhà nước 1.417,33 tỉ đồng. Đã nhổ bỏ diện tích cây trồng trái phép 458,31 ha. Đặc biệt trong năm 2017 để xảy ra 01 vụ phá rừng tại Tiểu khu 6 xã An Hưng diện tích 69ha gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ việc này tỉnh và huyện đã chỉ đạo đưa ra xét xử trước pháp luật; đồng thời xử lý kỷ luật trách nhiệm QLNN đối với 02 tập thể và 08 cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có liên quan (bảng 2.8).

Thời gian 03 năm gần đây, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, kiên quyết trong xử lý vi phạm nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp đã giảm. Việc phát hiện và xử lý đã được các cấp các ngành chỉ đạo kịp thời, quyết liệt đảm bảo đúng trình tự pháp luật, nghiêm minh; nên đã tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân và các đối tượng phá rừng. Tổng hợp diễn biến từng năm các vụ xâm hại đến rừng từ khai thác vận chuyển đến phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp (Bảng 2.8)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w