7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp đố
nghiệp đối với huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Thứ nhất, việc ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về lâm nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở khoa học chính xác và phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của quốc gia. Các địa phương khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp phải có sự thống nhất giữa quản lý bộ ngành và quản lý lãnh thổ, trách chồng chéo giữa Trung ương và địa phương. Đối với quy hoạch lâm nghiệp của huyện An Lão phải toàn diện, bền vững; quy hoạch phải thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của huyện, tỉnh và Trung ương.
Thứ hai, quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng là nhiệm vụ cơ bản của ngành lâm nghiệp, trong đó Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt tham mưu cho UBND huyện; nhưng cần phải có sự tham gia của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị mới thật sự phát huy hiệu quả. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là sự nghiệp của toàn dân- người được hưởng lợi từ rừng.
Thứ ba, cần phát huy cao nhất lợi thế so sánh của huyện An Lão so với các địa phương khác để phát triển kinh tế lâm nghiệp; nhất là khai thác, chế biến và thương mại lâm sản, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng để phát triển KT-XH, nâng cao đời sống Nhân dân. Hiện nay, cần chú trọng quy hoạch trồng cây gỗ lớn để vừa tăng cường chức năng phòng hộ; đồng thời tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp ở khâu khai thác, chế biến, thương mại lâm sản.
Thứ tư, phải phát triển mạnh ngành lâm nghiệp của huyện, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Các cấp ủy
đảng, chính quyền huyện An Lão cần lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nhằm tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp, định hướng phát triến đồng bộ từ khâu quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đến việc khai thác, chế biến và thương mại lâm sản theo mục tiêu phát triển bền vững của huyện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về hoạt động lâm nghiệp và quản lý nhà nước về lâm nghiệp gồm: Khái niệm lâm nghiệp, phân loại rừng; bảo vệ rừng, kiểm kê rừng, hoạt động lâm nghiệp…Tác giả đã đưa ra quan điểm cá nhân về 02 khái niệm: “Quản lý nhà nước về lâm nghiệp” và “Quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện”. Làm rõ đặc điểm của lâm nghiệp, vai trò của lâm nghiệp và các nguyên tắc của hoạt động lâm nghiệp. Đặc biệt, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của 09 nội dung quản lý nhà nước về lâm nghiệp thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện. Luận văn cũng đã nêu các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về lâm nghiệp; đồng thời rút ra một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của một số địa phương trong và ngoài tỉnh.
Chương 1, luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về lâm nghiệp, quản lý nhà nước về lâm nghiệp, nội dung quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Ủy ban Nhân dân huyện. Là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng lâm nghiệp và công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định thời gian qua trong Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH