Đẩy mạnh giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 92 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đẩy mạnh giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;

rừng; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy và chữa cháy rừng

3.2.4.1. Về công tác giao rừng, đất lâm nghiệp

UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức rà soát lại diện tích rừng, đất lâm nghiệp hiện nay còn 20.779,84 ha để tổ chức giao rừng và đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện quản lý,

để gắn trách nhiệm của chủ rừng, tăng hiệu quả công tác quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.

Tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân đã được giao rừng nhưng chưa được giao đất lâm nghiệp làm cơ sở để chủ rừng yên tâm bảo vệ và phát triển rừng; bảo đảm về quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho các tổ chức, cá nhân nhận rừng và hạn chế tranh chấp về đất lâm nghiệp. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan giải quyết dứt điểm các tồn tại về giao đất lâm nghiệp, giao rừng, giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.

3.2.4.2. Về quản lý, bảo vệ rừng

Cần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên đế bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó:

Đối với diện tích 22.682,09 ha Rừng Đặc dụng An Toàn cần giữ đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm gắn với phát triến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng theo Đề án phát triển du lịch huyện An Lão, giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030.

Đối với diện tích 23.870,07 ha rừng phòng hộ và 5.149 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên cần chú trọng công tác QLBVR, phát triển dịch vụ môi trường rừng và các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp; không để bị mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng.

Hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triến lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự; đảm bảo đủ các điều kiện để tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực

của các bên liên quan trong quản lý rừng như: Xây dựng các mô hình gắn kết cộng đồng địa phương tham gia và chia sẻ lợi ích trong QLBVR như: Mô hình tái sinh 500 ha mây tự nhiên đến năm 2025, mô hình khoanh nuôi trồng chè dây, trồng 300 ha cây dược liệu tại xã An Toàn, mô hình bảo tồn 500 ha đồi sim tại xã An Quang và An Toàn.

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng; có hướng dẫn riêng cho các nhóm đối tượng khác nhau như: cá nhân, hộ, nhóm hộ, cộng đồng,...; tăng cường nâng cao năng lực cho các bên liên quan về quản lý rừng bền vững.

Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng thông qua việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá tài nguyên rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong QLBVR; phát triển lâm nghiệp cộng đồng, gắn với bản sắc văn hóa truyền thống. Nâng cao năng lực để các chủ rừng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.

3.2.4.3. Về phòng cháy và chữa cháy rừng

Trong công tác phòng cháy chữa cháy của các chủ rừng cần gắn trách nhiệm trong công tác PCCCR; kiên quyết xử lý các chủ rừng thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy rừng. Đầu tư xây dựng các công trình PCCCR, mạng lưới cảnh báo cháy rừng đến người dân kịp thời, hạn chế thấp nhất cháy rừng. Tăng kinh phí chi trả cho các chủ nhận khoán bảo vệ rừng và người dân tham gia chữa cháy rừng để từ đó thu hút lực lượng tại chỗ tham gia chữa cháy rừng kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với BQLRĐD An Toàn, BQLRPH huyện tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, gắn trách nhiệm đến người đứng đầu các cấp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn phụ trách; tăng kinh phí, trang bị phương tiện, công cụ cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo các

cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w