Định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện An Lão, tỉnh Bình Định,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện An Lão, tỉnh Bình Định,

Bình Định, giai đoạn 2021-2025

Báo cáo chính trị Đại hội XX của Đảng bộ tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2020- 2025 chỉ rõ “Chú trọng công tác bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức và công dân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo cân bằng sinh thái và an sinh xã hội” [5, tr. 86]

Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh đề ra chỉ tiêu phát triển kinh tế nêu rõ “Đến năm 2025, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 58%; duy trì 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 83% dân số đô thị được sử dụng nước sạch…”.[6, tr. 91]

Chương trình hành động số 11-CTr/TU, ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh đề ra chỉ tiêu cụ thể “Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng gỗ lớn đạt 10.000 ha (giai đoạn 2021-2025 trồng thêm 7.334 ha). Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là 10.000 ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 58%” [7, tr. 114]

Quyết định 4854/QĐ-UBND của UBND tỉnh Binh Định “Về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng giai đoạn 2018-2025, định hưóng đến năm 2030 tỉnh Bình Định” đã khẳng định “Điều chỉnh cơ cấu đất lâm nghiệp hợp lý, chỉ chuyển đổi các loại rừng để phù hợp giữa tiêu chí phân loại rừng gắn với yêu cầu phát triển KT-XH, an ninh- quốc phòng của địa phương; làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vũng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển lâm nghỉệp gắn với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sử dụng đất có hiệu quả” [49].

Báo cáo chính trị Đại hội XIX Đảng bộ huyện An Lão, nhiệm kỳ 2020- 2025, phần định hướng phát triển lâm nghiệp đã nêu:“Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông- lâm nghiệp. Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững; không để diện tích rừng tự nhiên bị xâm hại. Triển khai đề án nâng cao giá trị rừng trồng; quy hoạch và phát triển trồng cây gỗ lớn” [10, tr 27]

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, nhất là công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, bảo vệ QP, AN của rừng; vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học; giá trị cung ứng dịch vụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững của đất nước. Tăng cường truyền thông với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, phát huy truyền thông hiện đại, mạng xã hội, cùng với phát huy vai trò của công tác tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; từng bước tạo sự thay đổi nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng.

Trong công tác tuyên truyền chú ý đến các yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (Hrê, Ba na) trên địa bàn huyện trong công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ rừng như: Làm nương rẫy, nhà sàn truyền thống, đan lát các sản phẩm mây tre từ rừng, thói quen săn bắt thú rừng để cải thiện đời sống.

Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh; phát triển nông lâm kết hợp, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường rừng.

Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lâm nghiệp. Có giải pháp quyết liệt, xử lý các trường hợp xâm hại đến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp. Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hằng năm, công khai Quyết định số 4854/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025; Chương trình hành động số 08-CTr/HU của huyện về phát triển lâm nghiệp bền vững trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để các tổ chức, người dân nắm rõ và thực hiện đúng.

Xây dựng các trang mục, chuyên mục, bản tin hấp dẫn về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR; thường xuyên đăng tải trên hệ thống đài truyền thanh của huyện. Tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động, quảng bá rộng rãi lợi ích từ rừng đem lại. Biểu dương những gương người tốt, việc tốt về công tác BVPTR, PCCCR, phát tờ rơi tuyên truyền, quảng cáo và xây dựng hệ thống thông tin cập nhật đến các xã, thị trấn, thôn, làng, khu dân cư,...

Thường xuyên mở các lớp tuyên truyền, tập huấn về Luật Đất đai 2013, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Xây dựng mô hình trình diễn về quản lý rừng cộng đồng, phát triển rừng trồng thâm canh kinh tế cao; tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm cho cán bộ cấp cơ sở và các chủ rừng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w