6. Kết cấu tiểu luận
2.3.1.1. Bạo hành ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Nếu như không có bạo lực thì trẻ sẽ phát triển một cách bình thường. Nhưng nếu trẻ không may bị bạo hành trong thời gian ngắn hoặc dài trẻ có thể trở nên còi cọc, biếng ăn
21
và chậm lớn. Hay bị đau bụng rối loạn tiêu hóa, nước da nhợt nhạt, mặt xanh xao, mắt lờ đờ và cả thân thể lúc nào cũng lừ đừ, uể oải. Nghiêm trọng hơn nếu bị đòn roi tác động lên thân thể trẻ một cách thường xuyên và với một cường độ dày đặc, liên tiếp thì trẻ có thể dẫn đến xuất huyết, dẫn đến khó thở, nôn ói và tử vong.
Nhiều trẻ em vì nỗi ám ảnh bởi số lần bị đánh đấp nhiều nên các em thường có thái độ sợ sệt hoặc trở nên hung dữ với tất cả mọi người và không muốn nói chuyện hay tiếp xúc, lại gần với bất kì ai. Trẻ luôn trng tình trạng đề phòng và mất niềm tin với tất cả hnhững gì xing quanh xảy ra với trẻ.
Trẻ phải chịu đựng những cơn đau thể xác âm ỉ như mông, lưng, ngực, tay, chân đều có vết bầm tím và nhiều vết khâu chằn chịt do đòn roi để lại sau những lần tra tấn và tính mạng của các em cũng vì thế mà bị đe dọa. Như trường hợp của bé Vân An, sau khi được đưa đến bệnh viện, khám nghiệm từ bác sĩ có thể thấy trên người bé là không đến xuể những vết lằn do roi mây, vết khâu đầy trên da thịt do dì ghẻ bạo hành và khắp nơi trên cơ thể bé không chỗ nào không bị bầm do bạo lực gây nên. Vì sự dã man của con người với con người quá mạnh và quá khủng khiếp như vậy thì mạng sống của một trẻ em do bị bạo hành trong thời gian dài và không có sự can thiệp và ngăn chặn kịp thời sẽ phải dừng lại và kết thúc vĩnh viễn trong sự đau đớn và oan ức mãi không nguôi.