Bạo hành ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ VẤN NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu tiểu luận

2.3.1.2. Bạo hành ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Thực tế cho thấy, bạo hành trẻ em không những ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe thể chất mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và tam thần của trẻ.

Chúng ta hiểu rất rõ, sức khỏe tinh thần tốt là sự thoải mái, không suy nghĩ, lắng lo về bất cứ điều gì có tính chất tiêu cực, là cảm giác thõa mãn, được hưởng thụ và vui vẻ trong cuộc sống. Sức khỏe tinh thần tốt cũng biểu hiện qua những hành vi ứng xử hợp lý giữa những cá thể với nhau. Và đối với trẻ bị bạo hàng, trẻ thường hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, có những rối loạn về tâm lý và cảm xúc. Vì vậy, trẻ có xu hướng hay thu mình, lâu dài trẻ bị thui chột khả năng sáng tạo của bản thân.

22

Với những trường hợp bị bạo lực tinh thần nặng nề từ những người thân, các em sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Toàn xã hội hãy quan tâm đến trẻ để kịp phát hiện và ngăn ngừa tất cả những hình thức bạo lực trong đó có bạo lực về tinh thần.

Với trẻ bị bạo lực về thân thể, những người xung quanh nhận diện rõ hơn. Còn bạo lực về tinh thần lại thường âm ỉ, ít biểu hiện ra bên ngoài, do đó việc phát hiện để giúp các em thoát khỏi tình trạng này cũng không phải dễ dàng. Nhiều em bị chính cha mẹ của mình bạo lực tinh thần cả thời gian dài mà những người sống gần gũi cũng không biết. Nhiều gia đình vẫn coi việc mắng mỏ, chê bai, ma sát con cái là một trong những biện pháp để giáo dục chúng. Những câu mắng như: ” Mày chỉ là đồ bỏ đi ” hay ” Cùng là con cái vậy mà mày dốt quá không giống anh (em) trong nhà…”. Họ không nhận thức thấy mối nguy hại tới những lời mắng chửi đó sẽ khiến các con lớn lên trong sự tự ti, nhút nhát. Thường những đứa trẻ đó sẽ tổn thương về tâm lý, chán ghét chính gia đình mình, thậm chí hơn cả anh em khi bị đem ra so sánh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ VẤN NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)