6. Kết cấu tiểu luận
2.4. Giải pháp cho vấn nạn bạo hành trẻ em hiện nay ở Việt Nam
Thứ nhất, triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình… và các văn bản hướng dẫn thực hiện; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại… Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em và kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; Củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân lực bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt là tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương;
Đẩy mạnh hoạt động xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em, cộng đồng, trường học an toàn, thân thiện với trẻ em;Lồng ghép các hoạt động bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan do các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an chủ trì; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xây dựng dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;
Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và khung giá dịch vụ bảo vệ trẻ em; Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em trên cả các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp.
24
Thứ hai, đối với các gia đình cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân nhằm xây dựng thiết chế gia đình bền vững. Để tránh những sự việc đau lòng do tội phạm xâm hại tình dục gây nên, cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Trang bị cho con biết cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại. Không cho trẻ ăn mặc hở hang vì dễ gây kích thích sự ham muốn đối với những kẻ có ý xấu…
Thứ ba, ngành Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh, không có bạo lực, xâm hại trẻ em; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức về giới và kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại các cơ sở giáo dục, trường học; kịp thời phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc điều tra, xử lý.
Thứ tư, Ngành Y tế cần quan tâm phát triển hệ thống ý tế, các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, tư vấn sức khỏe, hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế trong việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Thứ năm, các cơ quan tố tụng cần kịp thời giải quyết và xử lý nghiêm các vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em, tránh để tồn đọng, không để kéo dài các hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Thứ sáu, các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng cần dành thời lượng, chuyên mục, chuyên trang hợp lý để đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm
25
hại trẻ em; phát hiện, lên án các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và bảo đảm quyền bí mật thông tin của trẻ em.
Thứ bảy, cần tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo và tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; can thiệp, hỗ trợ kịp thời các trường hợp khi trẻ bị bạo lực, xâm hại; tuyên truyền, quảng bá về các số điện thoại khẩn 111 – Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em của Trung ương 18001567, đường dây nóng 113 và đường dây nóng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để mọi cơ quan, tổ chức, người dân và trẻ em liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ và khi cần sự trợ giúp.
“Trẻ em như búp trên cành, là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước!”. Bởi vậy, việc “Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển” là một trong những mục tiêu quan trọng, là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Bất kì hành vi bạo hành đối với trẻ em dù nặng hay nhẹ, dù cho bất kì nguyên nhân gì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể xác, thậm chí là tính mạng, và tinh thần của các em. Bên cạnh đó, gián tiếp ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển và thịnh vượng của Đất nước. Chính vì vậy, mỗi người cần lên án mạnh mẽ các hành vi bạo hành, mạnh dạn tố giác, không bao che. Nhà nước cần có chính sách pháp luật xử phạt nghiêm minh đối với người bạo hành trẻ em. Những chính sách bảo vệ trẻ cần được đẩy mạnh. Cơ sở, hệ thống giáo dục cần quan tâm tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp ứng xử đối với học sinh. Xóa bỏ những tiềm thức đã ăn sâu vào nếp sống từ xưa đến nay là khó khăn nhưng cần thay đổi để xã hội trở nên văn minh hơn. Trẻ em là đống tượng quan
26
tâm hàng đầu của một quốc gia. Chính vì vậy, mỗi người hãy chung tay để bảo vệ các em khỏi nạn bạo hành. Hãy để tuổi thơ của các em được phát triển một cách lành mạnh và toàn diện nhất.
Dịch covid 18 và các biện pháp giãn cách xã hội khiến nhiều trẻ em bị cô lập và đối mặt với nhiều rủi ro. Khi trẻ nghỉ học, các nhà trường không nên bỏ bẵng mà vẫn cần có sự thăm hỏi định kỳ, kiểm tra tình hình của trẻ. Trẻ em như những hạt giống nhỏ, phải được chăm sóc, vun trồng bằng những bàn tay yêu thương. "Không khoan nhượng" với bạo lực trên toàn cộng đồng là điều mà Quỹ Nhi đồng LHQ muốn lan tỏa và cũng là điều tất cả chúng ta – những con người văn minh, có đạo đức đều mong muốn như thế.
KIẾN NGHỊ
Mong muốn và kiến nghị các cơ quan tư pháp cần tiếp tục khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em để răn đe, có bài học cảnh tỉnh những hành vi trái pháp luật, nhất là đối với trẻ em trong xã hội. Đồng thời, khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tránh để xảy ra những hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí và những người thực thi pháp luật cần lên án và tuyệt đối không bỏ sót những hành vi, đối tượng có những việc làm liên quan đến bạo lực trẻ em.
Quốc hội và Chính phủ:Chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực phòn, chống bạo lực xâm hại trẻ em.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các ngành chức năng có hướng dẫn quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp;
Ban hành quy trình thống nhất liên ngành về can thiệp các trường hợp trẻ em bị bạo lực và xâm hại từ khâu tiếp nhận thông tin, xác định nhu cầu can thiệp đến khâu kiểm tra đánh giá, giám sát;
27
Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các thành phần tham gia. Ban hành quy định công tác phối hợp liên ngành từ trung ương đến địa phương về thực hiện Luật trẻ em.
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, em đã hoàn thành xong đề tài tiểu luận: “Thực trạng vấn nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam hiện nay”. Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực, tài chính nên đề tài còn có nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý, sữa chữa của cô để em có thể hoàn thành đề tài tốt hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pháp luật và đời sống (2020), “Các quy định pháp luật liên quan đến xử lý hành vi bạp lực trẻ em”
2. Tô Ngọc Hạnh Nữ, “Dư luận xã hội về bạo hành trẻ em” 3. UNICEF, “Bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành”
4. Báo điện tử VTV New (2021), “Báo động về tình trạng bạo lực trẻ em”
5. Bộ văn hóa, thể thao, và du lịch, bài luận “Một số giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trước các hành vi bạo hành và xâm hại”