Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã đại phác, huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 30 - 34)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đại Phác là xã vùng thấp nằm ven ngòi Thia, cách trung tâm huyện lỵ của Văn Yên khoảng 12 km về phía Tây Nam. Tổng diện tích tự nhiên của xã Đại Phác là 1.136,3 ha.

Hình 3.1: Bản đồ xã Đại Phác trong tỉnh Yên Bái [20]

- Phía Đông giáp xã Yên Phú; - Phía Tây giáp xã Đại Sơn; - Phía Nam giáp xã Viễn Sơn; - Phía Bắc giáp xã An Thịnh.

23

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

Xã Đại Phác nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, có lƣợng mƣa lớn, bình quân từ 1.800 - 2.000mm/năm, nhiệt độ trung bình 23-240C, độ ẩm không khí 81-86%.

- Các hiện tượng thời tiết khác:

+ Sƣơng muối: ít xuất hiện.

+ Mƣa đá: Xuất hiện vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thƣờng đi kèm với hiện tƣợng dông và gió xoáy cục bộ.

- Những lợi thế, hạn chế về khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, tác động đến đời sống dân sinh:

Quá trình hình thành đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Quá trình phong hoá đất ở những vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng khác nhau do quá trình phân giải các chất hữu cơ có thành phần cơ giới khác nhau, quyết định đến việc trồng các loại cây thích hợp và hình thành những khu vực chuyên canh.

Nhiệt độ cao, lƣợng nƣớc bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp vào mùa khô thƣờng gây ra hạn hán, thiếu nƣớc cho sinh hoạt đời sống của nhân dân và cho cây trồng vật nuôi.

Vào mùa mƣa, lƣợng mƣa lớn, tập trung vào tháng 5 đến tháng 9 gây xói mòn mạnh làm giảm độ phì của đất ở những vùng đất dốc và độ che phủ kém nhƣ ở khu vực phía Nam xã, thuộc thôn Đại Thành, và gây ngập úng bởi dòng Ngòi Thia, ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng, mùa màng và các công trình giao thông, thuỷ lợi.

-Thủy văn

Ngòi Thia chảy dọc theo ranh giới của xã, lƣu lƣợng nƣớc thƣờng thay đổi thất thƣờng, mùa khô, mực nƣớc thấp, gây ra tình trạng thiếu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân. Mùa mƣa, lƣu lƣợng nƣớc tăng nhanh, nƣớc lũ tràn về đột ngột gây ra tình trạng ngập lụt. Phù sa ngòi Thia rất giàu chất dinh dƣỡng, thích hợp với nhiều cây hàng năm,

24

cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra còn có một suối nhỏ, đây là nguồn nƣớc chính phục vụ nƣớc tƣới cho sản xuất và đời sống của nhân dân bằng các công trình thuỷ lợi tự chảy.

Hệ thống ao hồ của xã đƣợc hình thành chủ yếu là do đắp đập làm thuỷ lợi, đào ao thả cá.

Tóm lại, hệ thống ngòi, suối, hồ, ao của xã Đại Phác là nơi cung cấp nguồn nƣớc dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của ngƣời dân, các hồ, ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nƣớc để phục vụ sản xuất còn đƣợc sử dụng vào nuôi cá nƣớc ngọt.

- Đặc điểm địa hình

Xã Đại Phác có địa hình tƣơng đối đặc trƣng với địa hình núi cao ở phía Tây và phía Đông là cánh đồng bằng phẳng ven theo ngòi Thia, địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong xã, nơi có đỉnh cao nhất là 400m, nơi thấp nhất là 43m so với mặt nƣớc biển.

- Địa mạo vùng ven ngòi Thia: Đây là vùng thấp nhất, nằm ở phía Đông Bắc của xã. Đất đai vùng này phần lớn là đất phù sa thích hợp cho trồng cây lúa nƣớc và các loại hàng năm khác. Đây là một thuận lợi của xã trong việc phát triển nông nghiệp, với địa hình bằng phẳng và tập trung rất thích hợp cho đầu tƣ thâm canh sản xuất.

- Địa mạo vùng đồi núi: Có dạng sƣờn thoải, độ dốc nhỏ hơn 25o, bên cạnh là các thung lũng tƣơng đối bằng phẳng, là vùng dân cƣ đông đúc, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây; ở những nơi có độ dốc lớn hơn 25o

phát triển trồng rừng, gồm các loại cây nhƣ: Quế, Bạch đàn, keo, bồ đề và các cây lâm nghiệp khác.

Tài nguyên đất

Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO, đất đai của xã Đại Phác có những loại đất chủ yếu sau:

25

a) Nhóm đất phù sa: Ký hiệu (P) (Fluvisols) (FL)

Nhóm đất này có khoảng 190ha, chiếm 16,69% diện tích tự nhiên toàn xã, đƣợc phân bố chủ yếu ở khu vực ven ngòi Thia.

Nhóm đất này đƣợc hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của ngòi Thia, trên địa hình tƣơng đối bằng phẳng ven ngòi nên đất thƣờng có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ. Nhóm đất này có đặc tính xếp lớp, hàm lƣợng chất hữu cơ giảm theo chiều sâu của đất.

b) Nhóm đất Glây (GL) (Gleysols) (GL)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 15,0ha, chiếm 1,32% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố trên các địa hình thấp trũng hoặc thung lũng giữa các dãy đồi khả năng thoát nƣớc kém. Đất Glây hình thành từ vật liệu không gắn kết, từ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính Fulvie, thƣờng đƣợc hình thành ở địa hình đọng nƣớc và những nơi có mực nƣớc ngầm nông; đất có mầu nâu đen, xám đen, lầy thụt, bão hoà nƣớc có tính trƣơng co lớn, khi khô trở thành cứng rắn, trong đất có quá trình khử chiếm ƣu thế, nhóm đất này chƣa có thay đổi về môi trƣờng đất.

c) Nhóm đất xám (X) Acrisols (AC)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 810,0ha, chiếm 71,16% diện tích tự nhiên toàn xã, là nhóm có diện tích lớn nhất. Phân bố ở phần lớn diện tích đất đồi núi. Đây là nhóm đất đƣợc hình thành tại chỗ, đặc trƣng trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Chúng đƣợc phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ dạng bằng thấp ven các khe hợp thuỷ, các dạng đồi thấp thoải đến dạng địa hình dốc núi cao.

Nhóm đất này hình thành và phát triển trên các loại đá mẹ, mẫu chất axit (hoặc kiềm nghèo) và thƣờng có thành phần cơ giới nhẹ đa dạng.

26

d) Nhóm đất tầng mỏng (E) Leptosols (LP)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 20,0ha, chiếm khoảng 1,77% diện tích tự nhiên toàn xã. Trên vùng đất đồi, có độ dốc trên 20%, đất có tầng mỏng dƣới 30cm. Nhóm đất này đƣợc hình thành trên địa hình đồi cao, phát triển trên các loại đá Mácma axit hoặc đá biến chất, đá vôi, tầng đất mỏng lẫn nhiều đá vụn phong hoá dở dang, chủ yếu là do quá trình rửa trôi, xói mòn nên càng ngày tầng đất càng mỏng. Đất thƣờng có phản ứng chua(PhKCL < 4,5), độ no bazơ thấp, hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã đại phác, huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 30 - 34)