Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đầu tƣ tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 35 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng đầu tư

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về lượng

-Dư nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó

Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đó cũng là khoản tiền mà ngân hàng cần phải thu về. Dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định thể hiện quy mô của hoạt động tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = ---

Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này cũng thể hiện mức độ và khả năng mở rộng quy mô và hình thức cho vay qua các thời kỳ. Dư nợ cho vay càng cao và tốc độ dư nợ tăng lên cho thấy khả khả năng mở rộng hoạt động TDĐT.

-Số lượng dự án/Số lượng khách hàng TDĐT: cũng phản ánh sự phát triển

số lượng khách hàng theo quy mô mà ngân hàng đã cho vay qua các thời kỳ. -Cơ cấu danh mục TDĐT được đánh giá qua các tiêu thức: cơ cấu dư nợ theo sản phẩm TD, theo đối tượng khách hàng... Sự đa dạng của danh mục sẽ cho thấy mức phát triển của loại hình này (gia tăng loại khách hàng, gia tăng các phân khúc…)

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về chất lượng TDĐT

- Tỷ lệ nợ quá hạn: chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ khi đến hạn khách hàng không thanh toán được cho ngân hàng; khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.Nợ quá hạn là khoản nợ được xác định thuộc nhóm 2 (Nợ cần chú ý: các khoản nợ quá hạn dưới 91 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ quá hạn từ 91-180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ: các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) theo quy định.Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết mức độ nợ quá hạn trong quá trình cho vay.Chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động TDĐT càng hiệu quả và ngược lại.Chỉ tiêu này cao sẽ chứng tỏ hoạt động TDĐT đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên thực tế, những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và

hoạt động TDĐT nói riêng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, thông thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 Tổng dư nợ

-Tỷ lệ nợ xấu: chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu

Phát triển tín dụng đầu tư phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng tín dụng đầu tư. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu – đánh giá khả năng thu hồi nợ

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100 Tổng dư nợ

Hoạt động TDĐT của NHPT là một hoạt động tín dụng chính sách, không vì mục đích lợi nhuận, hoạt động của Ngân hàng chủ yếu hoạt động và tổ chức thực hiện cho vay đầu tư theo định hướng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Hàng năm, vì mục đích TDĐT đã được quy định rõ: TDĐT của Nhà nước nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn, các lĩnh vực mà không có sự ưu đãi đầu tư của Nhà nước thì sẽ không phát triển được, hoặc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà ít có hiệu quả kinh tế trực tiếp nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến nhiều đối tượng: Ngân hàng Phát triển, bên đi vay của Ngân hàng và quan trọng nhất là tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Vì là hoạt động tín dụng chính sách nên các chỉ tiêu tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển mang nhiều

tính chất định tính hơn là định lượng. Do đó, để đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động TDĐT của Ngân hàng Phát triển thì phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống cả trên tầm vi mô cũng như vĩ mô. Đồng thời, căn cứ vào định hướng, chủ trương đầu tư phát triển trong từng lĩnh vực, ngành hay chương trình, dự án cụ thể để có sự đánh giá mức độ ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho từng đối tượng.

- Kết quả thu lãi từ hoạt động cho vay

Tổng lãi đã thu trong năm

Tỷ lệ thu lãi (%) = --- x 100% Tổng lãi phải thu trong năm

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay

Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.(Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt)

Ngoài sử dụng các chỉ tiêu đánh giá nêu trên, để đánh giá việc phát triển hoạt động TDĐT của NHPT, người ta còn sử dụng các tiêu chí đánh giá tính đổi mới trong hoạt động TDĐT của nhà nước cụ thể như sau:

-Các điều kiện mở rộng về: đối tượng cho vay, đối tượng khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa đối với một dự án, tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia dự án, tỉ lệ tài sản đảm bảo trên số vốn vay. Tại mỗi thời kỳ, Chính phủ có những quy định và được Ngân hàng phát triển cụ thể hóa thành những quy chế cho vay khác nhau. Đối tượng cho vay được mở rộng hay thu hẹp sẽ ngay lập tức ảnh

hưởng đến quy mô hoạt động tín dụng đầu tư. Khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi nhiều hơn, có cơ hội vay được vốn nhiều hơn khi các điều kiện này được mở rộng.

-Mức độ cải tiến trong quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư chẳng hạn như thủ tục khi khách hàng đến giao dịch, tốc độ xử lý các giao dịch là nhanh hay chậm: Thủ tục thẩm định tài chính, mục đích sử dụng vốn, thủ tục thẩm định tài sản đảm bảo.

1.3.Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đầu tƣ tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w