6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Là đơn vị trực thuộc NHPT, thực hiện chức năng nhiêm vụ do HĐQT Ngân hàng Phát triển ban hành. Chi nhánh NHPT Bắc Giang có chức năng, nhiệm vụ chính như sau: Huy động vốn; Cho vay đầu tư; Hỗ trợ sau đầu tư; Cho vay xuất khẩu; Cho vay lại vốn vay nước ngoài; Cấp phát ủy thác; Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại,...
Với tất cả các nghiệp vụ nêu trên, đối tượng khách hàng của NHPT là các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh tế khác, không có khách hàng là cá nhân.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Chi nhánh NHPT Bắc Giang (Chi nhánh) có trụ sở chính đặt tại số 48, đường Nguyễn Thị Lưu, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Chi nhánh có bảng cân đối, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng thương mại theo quy
định; tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh gồm: Ban giám đốc (03 người: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc), và 05 phòng nghiệp vụ (trong đó có 09 lãnh đạo cấp phòng trên tổng số 31 cán bộ).
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TÍN DỤNG
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang
Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là 02 Phó Giám đốc và 05 phòng nghiệp vụ. Tổng số cán bộ trong Chi nhánh (thời điểm 30/9/2020) là 31 người, trong đó 04 hợp đồng lao động có thời hạn; 27 cán bộ thuộc biên chế không xác định thời hạn. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sỹ có 10/31 người chiếm tỷ lệ 32,2%; Đại học có 17/31 người chiếm tỷ lệ 54,8 %; còn lại là lao động phổ thông và nghề 04/31 người chiếm tỷ lệ 13 %. Bộ máy hoạt động của Chi nhánh được tổ chức thành 5 phòng; chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng được quy định bằng các văn bản cụ thể.
- Giám đốc: do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHPT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy chế quản lý cán bộ của NHPT Việt Nam. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị NHPT, trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Chi nhánh, phụ trách chung, trực tiếp phụ trách các
lĩnh vực: Đối ngoại, hợp tác với cơ quan báo, đài trong việc phổ biến tuyên truyền hoạt động và các chính sách có liên quan đến TDĐT của Nhà nước, cho vay lại vốn vay nước ngoài, vốn vay ủy thác, bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM; phụ trách các lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lao động tiền lương, kiểm tra giám sát, thi đua khen thưởng; trực tiếp phụ trách Phòng Kiểm tra, Phòng Tổng hợp
- 01 Phó Giám đốc: Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy chế quản lý cán bộ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc, là người được uỷ quyền khi Giám đốc đi vắng. Phụ trách và chịu chịu trách nhiệm các lĩnh vực TDĐT, tín dụng xuất khẩu, quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thương mại; trực tiếp phụ trách Phòng Tín dụng.
-01 Phó Giám đốc: Do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy chế quản lý cán bộ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc. Phụ trách và chịu trách nhiệm các lĩnh vực kế hoạch, tổng hợp, thẩm định, nguồn vốn, công tác hành chính quản trị và công tác kho quỹ, tổ chức quản lý và ứng dụng thông tin; trực tiếp phụ trách Phòng Hành chính và Quản lý nhân sự, phòng TC-KT.
- Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh quản lý, tổ chức và thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính - quản trị; đào tạo; theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.
- Phòng Tổng hợp: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện các hoạt động: Xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh; huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và
cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh; thực hiện công tác thẩm định, thẩm định lại, đánh giá tình hình thực hiện dự án theo quy định của Chi nhánh và của NHPT Việt Nam; thu thập và cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của NHPT Việt Nam; công tác tổng hợp, báo cáo thống kê theo quy định.
- Phòng Tín dụng: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ vay TDĐT của Nhà nướctheo đúng quy định của Nhà nước và NHPT Việt Nam; chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn các nghiệp vụ TDĐT của Nhà nước; cho vay lại vốn vay nước ngoài (ODA), vốn ủy thác; công tác bảo lãnh vay vốn tại NHTM; cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; cấp phát vốn uỷ thác; thực hiện chính sách khách hàng. Nghiên cứu,tham mưu với Giám đốc về chiến lược phát triển TDĐT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc trong công tác quản lý tài chính; tổ chức hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Chi nhánh; công tác tiền lương; tổ chức công tác thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế; quản lý các hoạt động thu chi tài chính, xác định kết quả hoạt động; quản lý các hoạt động về kho quỹ; quản lý nguồn vốn; tổng hợp, lập các báo cáo kế toán; cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác điều hành của Ban Giám đốc Chi nhánh. Ngoài ra, bộ phận tin học thuộc phòng tài chính kế toán có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn công tác tin học trong toàn Chi nhánh; tổ chức trung tâm dữ liệu và thông tin phục vụ công tác quản lý cho Chi nhánh.
- Phòng Kiểm tra: Có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng chống rửa tiền tại Chi nhánh.
2.1.3.Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang
Nằm trong giai đoạn VDB đang thực hiện tái cấu trúc (bao gồm cả sắp xếp lại các các chi nhánh, Sở Giao dịch và các đơn vị tại Trụ sở chính) trong đó Chi nhánh Bắc Giang và Chi nhánh Lạng Sơn cũng thuộc diện hợp nhất thành Chi nhánh khu vực cuối năm 2020, cơ cấu lại các hoạt động của VDB theo hướng dừng một số hoạt động nghiệp vụ (tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại…), tập trung vào hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước và quản lý, cho vay lại vốn ODA; cơ cấu lại tài chính; củng cố, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành; tích cực triển khai xử lý nợ xấu...do đó tình hình hoạt động của VDB nói chung và Chi nhánh nói riêng đã có nhiều biến động,
Giai đoạn (2016-2020), tập thể Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Giang tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của UBND tỉnh cùng với định hướng phát triển và nhiệm vụ được Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao hàng năm. Chi nhánh quyết tâm thực hiện có hiệu quả chính sách TDĐT và các nhiệm vụ khác. Hoạt động của chi nhánh góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một nhiệm vụ khó khăn chung đối với toàn ngành, tuy nhiên nhiệm vụ này chủ yếu do HSC thực hiện. Vì vậy nhiệm vụ huy động vốn trên địa bàn tỉnh của Chi nhánh không mấy nặng nề, nguồn vốn để giải ngân do HSC điều chuyển. Trong 05 năm qua, Chi nhánh đã nỗ lực cố gắng, chủ động giữ mối liên hệ với các khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới để duy trì và phát triển số dư. Từ khi đó đến nay, Chi nhánh cơ bản
hoàn thành kế hoạch TW giao cụ thể số dư vốn huy động bình quân của các năm như sau:
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2016-2020:
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
(Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê của Chi nhánh NHPT Bắc Giang qua các năm)
Nguồn vốn huy động của chi nhánh hàng năm không cao là do: theo quy định không huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân mà chỉ huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp hơn nữa lãi suất huy động vốn của NHPT chưa thực sự cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn. Kết quả trên đã góp một phần vào việc cân đối nguồn vốn của NHPT để thực hiện các mặt nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh NHPT Bắc Giang.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong giai đoạn (2016-2020), trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của VDB, Chi nhánh đã tích cực tìm kiếm, tiếp nhận thẩm định các chương trình dự án thuộc đối tượng cho vay để báo cáo VDB xem xét quyết định tài trợ hoặc chủ động quyết định cho vay theo phân cấp trong từng thời kỳ đồng thời thực hiện kiểm soát chi các dự án vay vốn nước ngoài được NHPT Việt Nam giao nhiệm vụ. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2016-2020
Đvt: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
1 Doanh số cho vay
Cho vay vốn TDĐT dự án Cho vay lại vốn nước ngoài (ODA)
Cho vay TDXK
Bảo lãnh cho DN vay vốn NHTM
HTSĐT
2 Tổng dƣ nợ cho vay
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi nhánh NHPT Bắc Giang qua các năm)
Qua biểu trên có thể thấy hoạt động cho vay tại Chi nhánh đang có xu hướng giảm theo đó doanh số cho vay và tổng dư nợ vay trong giai đoạn này đều có xu hướng giảm dần. Cơ cấu tín dụng của Chi nhánh theo thời gian cho vay:
Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của NHPT Bắc Giang giai đoạn 2016-2020:
Đvt: triệu đồng STT Chỉ tiêu Dư nợ ngắn hạn 1 TDXK (ngoại bảng) 2 Dư nợ trung hạn 3 Dư nợ dài hạn Vốn tín dụng
3.1 đầu tư của nhà
nước
3.2 Vốn vay nước
ngoài
nước.Từ năm 2016 đến 2020, dư nợ vốn TDĐT luôn chiếm trên 90%. Thời gian vay vốn của các dự án đầu tư thường dài, từ 7-15 năm. Đối với hoạt động nghiệp vụ Cho vay lại vốn vay nước ngoài, Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án vay lại vốn vay nước ngoài, trong thời gian 2016-2020, đã thực hiện kiểm soát chi, giải ngân cho 06 dự án, với tổng số vốn là: 733.610 triệu đồng. Hiện tại Chi nhánh đang quản lý 06 dự án vay lại vốn vay nước ngoài. Đối với hoạt động nghiệp vụ cho vay ngắn hạn xuất khẩu,khi Nghị định số 32/2017/NÐ-CP ngày 31/3/2017của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước (thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ/CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước) được ban hành Chính phủ đã bỏ hình thức cho vay ngắn hạn xuất khẩu. Hiện nay, Chi nhánh NHPT Bắc Giang tiếp tục quản lý và đưa ra ngoài sổ sách theo dõi Ngoại bảng.
Vì vậy, trong chỉ tiêu dư nợ tín dụng, tác giả không đưa chỉ tiêu dư nợ tín dụng xuất khẩu vào phân tích đánh giá sự phát triển hoạt động TDĐT của Chi nhánh giai đoạn (2016-2020)
2.1.3.3. Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM
Thực hiện Quyết định số 14/2009/QĐ–TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của NHPT Việt Nam về việc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM, Năm 2009, Chi nhánh tiếp nhận 62 hồ sơ đề nghị bảo lãnh (trong đó 10 hồ sơ là dự án và 52 phương án) thẩm định chấp thuận bảo lãnh vay 40 phương án sản xuất kinh doanh và 2 dự án, tổng số tiền 470,64 tỷ đồng. Đã phát hành 35 chứng thư bảo lãnh số tiền 414,7 tỷ đồng trong đó phát hành chứng thư bảo lãnh cho 01 dự án.
Năm 2010, Chi nhánh đã tiếp nhận 14 hồ sơ đề nghị bảo lãnh; đã thẩm định và thông báo chấp thuận bảo lãnh cho 11 phương án sản xuất kinh doanh
với số tiền là 66,9 tỷ đồng; phát hành được 08 chứng thư bảo lãnh với số tiền 45,9 tỷ đồng;
Hiện tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang đang theo dõi 03 chứng thư bảo lãnh còn hiệu lực với giá trị 17,5 tỷ đồng (từ năm 2010) đến năm 2020 còn 02 chứng thư còn hiệu lực với giá trị 11,5 tỷ đồng.
2.2.Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng đầu tƣ của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang:
2.2.1.Thực hiện quy trình quản lý phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang:
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về Tín dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 và Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/20217 của Chính phủ là khuôn khổ pháp lý để thực hiện hoạt động TDĐT
Nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay TDĐT theo Nghị định Chính phủ ban hành, NHPT đã xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư, các Chi nhánh NHPT có chức năng, nhiệm vụ thực hiện. Tại cấp Chi nhánh, trên cơ sở khuôn khổ pháp lý của Chính phủ và quy định của NHPT Chi nhánh đã từng bước xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy trình cho phù hợp hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh, cụ thể: Ban hành Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ,trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các phòng từ đó thực hiện quy trình cho vay vốn TDĐT.Quy trình cho vay liên quan đến 2 bộ phận chủ yếu, đó là Phòng Tín dụng và Phòng Tổng hợp. Ngoài ra còn có sự phối kết hợp với Phòng Kiểm tra và phòng TC-KT.
Hiện tại, Chi nhánh NHPT Bắc Giang đang thực hiện quy trình tín dụng sau:
* Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và quyết định cho vay:
Trong giai đoạn này, NHPT đánh giá, đo lường mức độ rủi ro, tính khả thi của dự án vay vốn nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng đầu tư của nhà nước. Giai đoạn này được chia làm 2 bước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn TDĐT
Căn cứ: công văn số 1841/NHPT-TĐ ngày 31/12/2011 của NHPT về việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn TDĐT của Nhà nước
Ở bước này Phòng Tổng hợp chủ trì, tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng/chủ đầu tư, báo cáo Giám đốc quyết định việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn đối với các dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố, khu vực do Chi nhánh quản lý. Đối với các dự án khác như: các dự án được thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố, khu vực không do Chi nhánh quản lý; các dự án thuộc loại hình lĩnh vực mà VDB chưa từng cho vay… thì Phòng Tổng hợp trình Giám đốc Chi nhánh văn bản báo cáo NHPT xem xét quyết định việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
Nếu Chi nhánh, NHPT đồng ý tiếp nhận hồ sơ vay vốn TDĐT của khách hàng thì bước 2, nếu từ chối, Chi nhánh sẽ ra văn bản thông báo cho Chủ đầu tư/khách hàng.
Hình 2.2. Quy trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn