Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đầu tƣ tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

a. Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng quyết định đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng nó quyết định thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, théo các đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ một ngân hàng thương mại nào muốn có chất lượng tín dụng đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với bản thân ngân hàng mình.

Quy trình tín dụng: bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong

quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn nguồn vốn tín dụng . Nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Tín dụng có bảo đảm an toàn hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.Trong quy trình tín dụng, Bước chuẩn bị cho vay là hết sức quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình

cho vay. Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như quy định điều kiện và thủ tục vay ở ngân hàng.

Kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được diễn biến của khoản vay đã cung cấp để có thể điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, sớm thấy được nguyên nhân và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng là khâu có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng các biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác động tích cực đối với công tác tín dụng.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đã định mà nhờ đó bảo đảm được chất lượng tín dụng.

Kiểm soát nội bộ:

Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ, thủ tục cho vay)

Kiểm tra định kỳ do kiểm soát nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán cả các nghiệp vụ cho vay.

Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác nội bộ để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, Ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực.

b. Chất lượng hệ thống thông tin tín dụng: có vai trò quan trọng trong

quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng,người quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý

tài khoản cho vay.Thông tin tín dụng có thể lấy được từ các nguồn sẵn có từ ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các cán bộ tín dụng ... ), từ các nguồn của khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ, các dự án sản xuất kinh doanh), từ các cơ quan chuyên thông tin tín dụng trong và ngoài nước, từ các bộ, các ngành chủ quản... Số lượng và chất lượng thông tin thu nhận được có liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở Ngân hàng ( hồ sơ xin vay, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng ... ); từ khách hàng ( theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp); từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước; từ các nguồn thông tin khác. Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng... để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy,thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, chất lượng tín dụng ngày càng cao.

c.Chất lượng nguồn nhân lực:

Như chúng ta đã biết con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của mọi lĩnh vực đó là chân lý, mà Ngân hàng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Trong hoạt động của Ngân hàng việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính người trực tiếp làm tín dụng quyết định.Vì vậy, cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn và sàng lọc một cách cẩn thận, được bố trí công việc phù hợp với khả năng và trình độ, được thường xuyên quan tâm bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức… Việc phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, dự án để tài trợ vốn là khâu quan trọng quyết định đến mức độ rủi ro của khoản vay. Khi quyết định cho vay được đưa ra trên cơ sở các phân tích, đánh giá đầy đủ,

khách quan, sẽ giúp hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu. Chính vì vậy, trình độ chuyên môn cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của báo cáo tài chính, phát hiện được hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng: lập báo cáo, hồ sơ thế chấp giả, sửa chữa báo cáo tài chính, dùng một tài sản thế chấp để đi vay ở nhiều nơi…để từ đó phân tích được khả năng quản lý của doanh nghiệp và năng lực thực sự của khách hàng để đi đến quyết định có cho vay hay là không.

Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực của NHPT có tác động không nhỏ đến việc đáp ứng yêu cầu công việc trong ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đầu tƣ tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w