Hành vi thực sự Xu hướng hành vi Tháiđộ Tiêu chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Niềm tin và sự đánh giá
Niềm tin quy chuẩn và động cơ
Niềm tin kiểm soát và dễ sử dụng
thuyết TRA và TPB, mô hình này đi sâu hơn vào việc giải thích hành vi chấp thuận
công nghệ của người tiêu dùng. Có 5 biến chính là :
- Biến bên ngoài (biến ngoại sinh): Đây là các biến ảnh hưởng đến nhận thức sự
hữu ích (Perceived usefulness – PU) và nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived ease of use – PEOU). Ví dụ của các biến bên ngoài đó là sự đào tạo, ý kiến
hoặc khái niệm khác nhautrong sử dụng công nghệ.
- Nhận thức sự hữu ích: người sử dụng chắc chắn nhận thấy rằng việc sử dụng
các công nghệ ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng hiệu quả/ năng suất làm việc của
họ đối với một công việc cụ thể khác.
- Nhận thức tính dễ sử dụng: là mức độ dễ dàng mà người dùng mong đợi khi sử
dụng công nghệ.
- Thái độ hướng đến việc sử dụng: là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng được) về việc sử dụng một công nghệ được tạo lập bởi sự tin tưởng, sự
hữu ích và dễ sử dụng.
- Dự định sử dụng: là dự định của người dùng khi sử dụng công nghệ. Dự định
sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng.
Mô hình TAMđược xem như là một mô hìnhđặc trưng để ứng dụng trong việc
nghiên cứu việc chấp nhận và sử dụng một công nghệ mà trong đó có Internet. “Mục tiêu của TAM là cung cấp một sự giải thích các yếu tố xác định tổng quát về
sự chấp nhận công nghệ, những yếu tố này có khả năng giải thích hành vi người sử
dụng xuyên suốt các loại công nghệ người dùng cuối sử dụng và cộng đồng sử
dụng.” (Davis et al.1989, trang 985). Ngoài ra mô hình này còn được ứng dụng
rộng rãi trong nghiên cứu các dịch vụ công nghệ khác như: Internetbanking,
mobile, E-learning, E-commerce, các công nghệ liên quan đến Internet...
Biến bên ngoài Nhận thức sự hữu ích Nhận thứctính dễ sử dụng Thái độ Sử dụng thực sự Dự định sử dụng
Sơ đồ 3: Mô hình chấp thuận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)
(Nguồn: Fred Davis, 1989)