Tổ chức bộ phận Marketing trong doanh nghiệp dịch vụ

Một phần của tài liệu MARKETING NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN NGÀNH NGHỀ: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG –KHÁCH SẠN (Trang 93 - 97)

- Trong quan hệđối ngoại có một hình thức cổ động rất đắc lực đó là quảng bá. Quảng bá bao gồm những bài viết nhà hàng – khách sạn, hoặc bằng lời đồn miệng của khách hàng.

Các nhà hàng – khách sạn không phải trả tiền cho các bài báo viết về tổ chức của mình, mặc dù đôi khi phải chi tiêu trong việc xã hội, từ thiện khác. Ví dụ: Một điểm du lịch, khách sạn chi tiêu trong việc xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, cứu trợ đồng bào lũ lụt được đăng lên báo, truyền hình, phát thanh.

3. Tổ chức bộ phận Marketing trong doanh nghiệp dịch vụ Nhà hàng – khách sạn sạn

3.1. Mô hình tổ chức bộ phận marketing ở khách sạn

Tùy thuộc vào phạm vi hoạt động, qui mô đặc điểm của thị trường mà mỗi khách sạn sẽ có những cơ cấu mô hình khác nhau. Trong khách sạn mà không có nhà hàng (khách sạn nhỏ), phòng bán hàng sản phẩm (phòng, dịch vụ,..) được tách biệt lập giữa tiền sảnh, phòng tạp dịch và các phòng khác. Bộ

93

phận marketing nằm ở phòng bán hàng và ở phòng lễ tân thuộc bộ phận giữ chỗ

Sơ đồ bộ phận marketing và bán hàng ở khách sạn:

3.2. Mô hình tổ chức Bộ phận marketing ở nhà hàng

Trong cơ cấu tổ chức của khách sạn nhà hàng, có bộ phận bán tiệc ở nhà hàng, một phòng bán sản phẩm và marketing ở khách sạn. Giữa nhà hàng và khách sạn có sự liên hệ với nhau trong việc bán sản phẩm và làm marketing.

Đối với khách sạn tiêu chuẩn 4 hoặc 5 sao, cơ cấu tổ chức giữa phòng bán sản phẩm và marketing với các bộ phận giữ chỗ thuộc bộ phận lễ tân và phòng ăn uống của nhà hàng trong khách sạn có sự liên hệ chặt chẽ

Sơ đồ tổ chức bộ phận bán hàng và marketing trong khách sạn nhà hàng: Phụ tá giám đốc G Phụ tá hàng chính Giám đốc Phòng tạp

dịch Sửa chữa & bảo trì Bán hàng Phòng lễ tân Kiểm tra

Thư ký Nhân viên giữ vườn Kiểm tra ca đêm Giám sát Bảo vệ Thư ký Điện thọai Thư ký Giặt ủi Phòng phục vụ vvụg Người điều hành nhà hàng Chủ nhân khách sạn

94

- Giám đốc bộ phận khách sạn và giám đốc bộ phận lưu trú tách rời nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, luôn luôn hỗ trợ nhau trong công việc, họ trao đổi nhau số điện thoại, giữ liên lạc với nhau. Giám đốc bộ phận phòng cũng nắm bắt được những sản phẩm chính của nhà hàng, để có thể tư vấn cho khách lưu trú khi khách hỏi tới. Ngược lại bên bộ phận nhà hàng cũng sẽ nắm bắt được những dịch vụ chính của bộ phận lưu trú để có thể tư vấn cho khách hàng khi khách hàng hỏi tới.

- Hoạt động marketing vừa chi phối, vừa bị chi phối bới các chức năng của các hoạt động khác diễn ra trong doanh nghiệp, nhưng nhìn chung chức năng họa động của marketing của khách sạn là xác định những nội dung cơ bản sau:

+ Đối tượng khách hàng: Phải xác định được khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là tập khách nào như nghề nghiệp của họ là gì, tập quán, văn hóa và những sở thích của họ như thế nào, tuổi tác của họ,...

+ Loại sản phẩm, dịch vụ nhà hàng quan tâm và đặc tính của sản phẩm, dịch vụ đó. So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh

Giám đốc nhà hàng Giám đốc khách sạn Tiệc tùng

Lễ tân Kế toán Sửa chữa & bảo trì Nhà

hàng

95

tranh, tìm ra ưu điểm và hạn chế, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng.

+ Định giá sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ứng phó được với các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, đề ra chiến lược tăng giảm giá.

+ Liên kết với các mạng lưới đối tác nhằm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.

+ Đề ra chiến lược quảng bá thu hút khách hàng

Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:

- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Hiểu rõ các khái niệm về Quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng để từ đó thảo luận nhóm.

- Các bước và cách thức thực hiện công việc: học trên lớp, đọc tài liệu nắm vững các khái niện vả thảo luận tại lớp làm sáng tỏ vấn đề.

- Bài tập thực hành của học sinh sinh viên:

Thảo luận những thế mạnh của các hình thức xúc tiến hỗn hợp: Quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng

- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Nội dung đánh giá: + Mục tiêu của xúc tiến hỗn hợp

+ Các chiến lược xúc tiến hỗn hợp bao gồm: Quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng trong doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng. - Ghi nhớ: + Quảng cáo + Khuyến mãi + Bán hàng trục tuyến + Quan hệ công chúng

96 Tài liệu tham khảo:

1. Đ. T. Thu Hải, Marketing du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2006. 2. T. N. Nam,Marketing du lịch, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai, năm

Một phần của tài liệu MARKETING NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN NGÀNH NGHỀ: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG –KHÁCH SẠN (Trang 93 - 97)