Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty

Một phần của tài liệu HOANG VAN LONG - 1706020073 - QTKD K24 (Trang 33 - 36)

TNHH Nhựa đường Petrolimex

Một là, chính sách đãi ngộ nhân tài là yếu tố quan trọng để đảm bảo và duy nguồn nhân lực chất lượng cao

Cần xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng như: Lương, điều kiện làm việc, điều kiện y tế, bảo hiểm xã hội… để người lao động yên tâm làm việc mang hết khả năng trí tuệ của họ ra cống hiến cho đơn vị; họ không thuần túy làm việc chỉ vì vấn đề mưu sinh mà còn luôn có sự tìm tòi sáng tạo trong công việc.

Hai là, Chính sách đầu tư cho đào tạo, đào tạo lại đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công tác đào tạo hiện nay không chỉ là một trong những nhiệm vụ thông thường mà còn là một nhiệm vụ chủ yếu. Nhiều năm qua, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động đã được các cơ quan, đơn vị, các ngành triển khai, áp dụng một cách khoa học và có hệ thống. Bên cạnh đó, cần hoạch định những chính sách giáo dục và đào tạo cho từng giai đoạn phát triển, đồng thời tập trung mạnh và luôn tăng mức chi phí đầu tư cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng người lao động nâng cao trình độ chuyên môn.

Ba là, sử dụng người lao động hợp lý, đúng đắn sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chính sách tạo động lực trong sử dụng nguồn nhân lực của mỗi đơn vị có đặc điểm riêng. Tuy nhiên, đều có một điểm chung đó là trả lương đúng với sức đóng góp của người lao động, phù hợp với vị trí công việc mà người lao động, đảm nhận, nhằm tạo sự cạnh tranh, kích thích sự sáng tạo, hăng say làm việc của mỗi cá nhân người lao động. Ở nước ta, chính sách tiền lương của các đơn vị, tổ chức nói chung còn mang nặng dấu ấn của tính bình quân nên không tạo động lực trong đánh giá, kích thích phát triển nguồn nhân lực

Bốn là, xây dựng mối quan hệ với các trường đào tạo để lựa chọn, thu hút các sinh viên xuất sắc.

Thông qua các chính sách, cơ chế hoạt động của mình, các doanh nghiệp cần gắn với các trường đào tạo và ngược lại các trường đào tạo gắn với doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực là những sinh viên giỏi, năng động một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 1

Trên cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, Chương I đã phân tích các quan niệm và cách thức tiếp cận về nhân lực cũng như các yếu tố cầu thành nguồn nhân lực, phân tích các khái niệm về nguồn nhân lực và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực gồm các yếu tố như: Thể lực người lao động, Trình độ văn hóa, nghề nghiệp, Phẩm chất đạo đức.

Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đó là những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, văn hóa doanh nghiệp.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nền tảng của phát triển đất nước nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX

Một phần của tài liệu HOANG VAN LONG - 1706020073 - QTKD K24 (Trang 33 - 36)