Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu HOANG VAN LONG - 1706020073 - QTKD K24 (Trang 46 - 50)

2.2.2.1. Thực trạng về thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của người lao động, biểu hiện ở sự phát triển bình thường và có khả năng lao động, sức khỏe có tác động trực tiếp đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai.

Sức khỏe vừa là mục đích, đồng thời cũng là điều kiện của sự phát triển, nên yêu cầu và bảo vệ nâng cao sức khỏe cho người lao động là một đòi hỏi hết sức chính đáng mà mỗi đơn vị, tổ chức phải đảm bảo cho họ. Vì vậy, Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex hàng năm đều tiến hành tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ CBCNV, nhằm giúp CBCNV phát hiện sớm bệnh tật, bệnh nghề nghiệp để có hướng điều trị kịp thời; đồng thời giúp Ban Lãnh đạo Công ty nắm được tình hình sức khỏe của CBCNV để bố trí, sắp xếp, điều động và phân công công việc phù hợp.

Bảng 2.9. Thống kê tình hình sức khỏe tại Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số LĐ (người) Tỉ lệ (%) Số LĐ (người) Tỉ lệ (%) Số LĐ (người) Tỉ lệ (%) Xếp loại sức khỏe Loại I: Rất khỏe 167 69.9% 171 63.6% 201 69.9%

Loại II: Khỏe 50 20.9% 77 28.6% 70 24.2%

Loại III: Trung

bình 20 8.4% 18 6.7% 15 5.2%

Loại IV: Yếu 2 0.8% 3 1.1% 3 1.0%

Loại V: Rất yếu 0 0% 0 0% 0 0%

Tổng số lao động 239 100% 269 100% 289 100%

Nguồn: Phòng Quản trị nhân sự

Qua bảng trên, ta có thể thấy:

Số lượng lao động được xếp loại “rất khỏe” và “khỏe” chiếm tỷ trọng cao, lao động xếp loại trung bình và yếu chiếm tỷ trọng thấp, lao động xếp loại rất yếu không có. Điều này cho thấy lao động của Công ty tương đối tốt, ổn định lực lượng để sản xuất, hoạt động tốt. Trong những năm qua, Công ty cũng cố gắng chú trọng công tác chăm lo sức khỏe cho CBCNV thông qua các hoạt động nâng cao thể lực, chăm sóc dinh dưỡng, an toàn lao động… nhưng có thể thấy số lao động của Công ty rơi vào loại IV (yếu) là vẫn còn tồn tại.

2.2.2.2. Thực trạng về trí lực

Trí lực là yếu tố quyết định đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc; Trí tuệ con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế

-xã hội. Để đánh giá sự phát triển của bất cứ đơn vị, doanh nghiệp nào cũng cần phải căn cứ vào trình độ văn hóa chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong đơn vị, doanh nghiệp đó. Trình độ văn hóa chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCNV Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex được thể hiện qua số liệu bảng sau:

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Công ty giai đoạn 2018 - 2020

Trình độ đào tạo

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Đại học và trên đại học 115 48.1% 151 56.1% 183 63.3%

Cao đẳng 12 5.0% 21 7.8% 39 13.5%

Trung cấp 19 7.9% 23 8.6% 25 8.7%

Sơ cấp và công nhân 93 38.9% 74 27.5% 42 14.5%

Tổng cộng 239 100% 269 100% 289 100%

Nguồn: Phòng Quản trị nhân sự

Bảng số liệu trên cho thấy: trong công ty số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của Công ty. Đặc biệt, số lao động có trình độ đại học và trên đại học có xu hướng tăng cao qua các năm từ 48.1% trong năm 2018, 56.1% trong năm 2019 và đến năm 2020 tỷ lệ này tăng lên 63.3% tương ứng với 183 lao động so với năm 2016. Các lao động này chủ yếu là các cán bộ thuộc Ban lãnh đạo Công ty, Trưởng - phó phòng các đơn vị và cán bộ các phòng ban, trung tâm trong công ty.

Bên cạnh đó, qua bảng số liệu cho thấy tại Công ty lao động có trình độ trung cấp xuống chiếm tỷ trọng ít (8.7% trình độ trung cấp năm 2020, tỷ trọng có tăng so với năm 2018 và năm 2019) các lao động này chủ yếu ở các bộ phận ở một số bộ phận công nhân sửa chữa, lắp đặt máy móc, lái xe của Công ty. Vì thế, đây cũng là một hạn chế về chất lượng lao động khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Điều này có thể dẫn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chưa đạt đượcc như mong muốn, sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi thời gian tới Ban lãnh đạo Công ty cần tập trung hơn cho vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Thực trạng về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động

mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, nhân cách con người, lối sống tác phong làm việc, tinh thần, ý thức, thái độ… của người lao động.

Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động.

Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu.

Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất.

Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu hút nguồn lao động để phát triển doanh nghiệp, giúp cho người lao động hoàn thành tốt công việc.

Công ty đã xây dựng cho mình bản Nội quy kỷ luật lao động, đây là cơ sở quan trọng để Công ty quản lý lao động, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Nội quy kỷ luật lao động cũng là cơ sở để Công ty xây dựng nên các tiêu chuẩn về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động, cũng như các tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua cá nhân và tập thể hàng tháng.

Định kỳ hàng thàng, các phòng ban, đơn vị trong Công ty thực hiện bình xét thi đua cá nhân và tập thể. Trong đó, thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá. Yếu tố này thường được Công ty đánh giá qua các tiêu chí như: việc thực hiện Nội quy kỉ luật lao động; tình trạng lãng phí giờ công ( đi muộn, về sớm, trốn việc, làm việc riêng trong giờ làm việc…); mức độ hoàn thành công việc được giao; chất lượng công việc; tính tự giác; sự sáng tạo, linh hoạt trong công việc được giao; tinh thần hợp tác; giúp đỡ đồng nghiệp.

Theo thông tin từ phòng Quản trị nhân sự Công ty cung cấp, Nội quy kỷ luật lao động luôn được đảm bảo thực hiện tốt, không để xảy ra vi phạm nghiêm trọng. Những lao động mới được tuyển dụng cũng được hướng dẫn, phổ biến cụ thể để thực hiện.

Ngoài ra, Ban Giám Đốc, lãnh đạo quản lý các phòng ban luôn đôn đốc, nhắc nhở người lao động thực hiện tốt Nội quy kỉ luật lao động.

Mức độ hoàn thành công việc và chất lượng công việc cũng phản ánh phần nào thái độ, trách nhiệm của người lao động khi làm việc. Hai tiêu chí này được thể hiện rõ ràng trong kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động. Người lao động phải có ý thức, trách nhiệm với công việc thì mới hoàn thành tốt công việc được giao.

Tính tự giác, sáng tạo, linh hoạt trong công việc, tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp là những yêu cầu cần có đối với người lao động. Người lao động không tự giác, hời hợt khi làm việc thì chất lượng, hiệu quả công việc không cao kéo theo đó là sự lãng phí về thời gian lao động, nguyên vật liệu… Bên cạnh đó, thời gian làm việc nhóm chiếm tỷ trọng lớn khi làm việc nên đòi hỏi người lao động phải có tinh thần đồng đội, sự hợp tác, tương trợ đồng nghiệp. Vì thế, các tiêu chí này cũng không thể bỏ qua khi đánh giá.

Tùy thuộc vào mức độ quan trọng trong đánh giá mà các tiêu chí trên được cho điểm và phân bổ tỷ trọng điểm trong đánh giá cho phù hợp. Việc đánh giá thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động trong đánh giá chất lượng nhân lực là việc làm cần thiết và quan trọng. Nhân lực chất lượng không chỉ cần thể lực tốt, kiến thức chuyên môn, kĩ năng tay nghề cao mà còn cần có thái độ, hành vi, trách nhiệm nhất định đối với công việc, nhiệm vụ được giao, như vậy mới có kết quả thực hiện tốt công việc.

Một phần của tài liệu HOANG VAN LONG - 1706020073 - QTKD K24 (Trang 46 - 50)