4. sở Cơ lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.4. KHÁI QUÁT GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
QUAN TỚI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.4.1. Khái quát giá trị của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa những tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới luận án, tác giả nhận thấy những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, trong suốt chiều dài lịch s , t Đông sang Tây, con người đều nhận thức được những cách thức để đạt được mục tiêu và lợi ích của mình, bao gồm cả ép buộc, cưỡng chế và thuyết phục, thu hút. Những điều này c ng được kh ng định rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Nhưng xây dựng thành một hệ thống lý luận, kh ng định những cách thức phi cưỡng chế c ng có thể giúp các quốc gia đạt được mục tiêu thậm chí còn hiệu quả và lâu dài hơn những cách thức mang tính cưỡng chế thì phải tới sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Joseph Nye mới là người đầu tiên thực hiện. Điều kiện lịch s của nó là sự thay đổi của bối cảnh quốc tế, khi toàn cầu hóa thúc đẩy mạnh m sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia, thế giới trở thành một “ngôi làng toàn cầu” mà trong đó, các quốc gia càng ngày càng trở nên gắn kết, phụ thuộc, quy định lẫn nhau. Nhận thức được điều đó, các quốc gia đ chủ động mở rộng quy mô và cường độ tương tác với nhau, tiến hành các hoạt động gắn kết với nhau nhằm chia sẻ lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực và tuân thủ các luật chơi chung trong các tổ chức quốc tế. Trong bối cảnh này, rõ ràng, sức mạnh mềm nổi lên như một phương thức hiệu quả và phù hợp để các quốc gia theo đuổi mục tiêu và đạt được lợi ích của mình. Như vậy, học thuyết sức mạnh mềm ra đời không ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề của các quốc gia trong bối cảnh mới.
L dĩ nhiên, các nhà nghiên cứu c ng chỉ ra, sức mạnh mềm không phải là thứ duy nhất làm nên sức mạnh của một quốc gia. Để đạt được sự phát triển trong bối cảnh thế giới hiện nay, các nghiên cứu đều chỉ ra sự cần thiết của việc củng cố cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, và sự kết hợp của chúng để trở thành “sức mạnh thông minh”.
Thứ hai, có nhiều nguồn lực để tạo nên sức mạnh mềm, tiêu biểu như văn hóa, tư tưởng chính trị, chính sách quốc gia, trong đó văn hóa là một trong những nguồn lực quan trọng. Việc tập trung s dụng nguồn lực nào để xây dựng và phát huy sức mạnh mềm của mỗi quốc gia lại phụ thuộc vào điều kiện, tình huống cụ thể của quốc gia đó. Có quốc gia có nền tảng văn hóa lâu đời, độc đáo thì lựa chọn văn hóa là m i nhọn, như Trung Quốc hay Ấn Độ. Có những quốc gia không có được những nền tảng này thì khéo léo lựa chọn những giá trị phổ quát và làm mới nó, ví dụ như Singapore. Vì vậy, không có một công thức chung nào cho việc xây dựng và phát huy sức mạnh mềm của các quốc gia trên thế giới. Nhưng d s dụng nguồn lực nào, việc các quốc gia đang tranh thủ mọi cơ hội và tiềm năng để gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác nhằm thu được lợi thế, nâng cao sức mạnh của mình là thực tế. Đối mặt với việc này, cách tốt nhất không phải là co cụm lại, né tránh hội nhập, t chối giao lưu, mà cần xây dựng chiến lược rõ ràng để tham gia vào quá trình ấy với tư cách là ên chủ động, v a chủ động tiếp nhận, v a chủ động quảng bá. Có như vậy mới có thể đứng vững và tiếp tục phát triển.
Thứ a, đối với Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong nước đều kh ng định vai trò to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng, đa số những nghiên cứu này mới đề cập tới tác động của văn hóa đối với người Việt Nam, nghĩa là trong phạm vi nội bộ của đất nước, chưa đề cập tới những tác động mà văn hóa có thể tạo nên ở ên ngoài đất nước, đối với những người nước ngoài, mà thông qua những tác động ấy, có thể tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của quốc gia. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa đối với một đất nước có tiềm năng văn hóa như Việt Nam là rất cần thiết. Những nghiên cứu về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm văn hóa ở Việt Nam mới bắt đầu, và chắc chắn s còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
T khi luận thuyết về sức mạnh mềm được ra đời tới nay, vấn đề này đ nhận được sự quan tâm không chỉ của giới học thuật mà còn của cả các chính trị gia nữa. Điều này chứng t rằng đây không chỉ là vấn đề lý thuyết mà còn là một vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với các quốc gia. Những quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng trước đây nhận ra, trong bối cảnh thế giới đ thay đổi sau Chiến tranh lạnh, cần có những phương thức mới để duy trì sức ảnh hưởng và lợi ích của mình. Một số quốc gia nh , trước đây t ng chịu ảnh hưởng của nước ngoài lại tận dụng được sức mạnh mềm như một phương thức mới hiệu quả trong việc gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới. Chính vì vậy, đối với Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu về sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa và cách thức để phát huy sức mạnh mềm văn hóa, góp phần tăng cường sức mạnh quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của đất nước là việc cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng những nghiên cứu về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm văn hóa ở Việt Nam vẫn còn rất ít. Hiện chưa có công trình nào đề cập trực tiếp tới việc làm thế nào để phát huy tiềm năng văn hóa to lớn của đất nước, tạo nên sức hấp dẫn và sức mạnh của Việt Nam. Chính vì vậy, luận án hướng tới việc nghiên cứu những nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, t đó tìm cách khơi dậy, phát huy chúng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Cụ thể là:
- Làm rõ các khái niệm sức mạnh mềm văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam c ng như vai tr và tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong ối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế hiện nay.
- Chỉ ra những nguồn lực văn hóa quan trọng có thể tạo nên sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát huy sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam hiện nay.
- Trên cơ sở những nguồn lực văn hóa của Việt Nam, những vấn đề gặp phải trong quá trình phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, đưa ra một số giải pháp để khơi dậy những tiềm năng văn hóa này, iến chúng thành sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam, góp phần gia tăng sức mạnh của đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Chương 2