NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC PHỐI KẾT

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ ( ĐỖ THỊ VÂN HÀ ) (Trang 124 - 132)

4. sở Cơ lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC PHỐI KẾT

KẾT HỢP CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM

Có ý kiến cho rằng, sức mạnh mềm văn hóa có thể được hình thành một cách tự phát, bởi vì giao lưu vốn là nhu cầu tự nhiên của con người, của các cộng đồng xã hội. Đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế, khi các quốc gia được ràng buộc với nhau bởi rất nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội, thể thao, văn hóa thì cơ hội để các sản phẩm văn hóa, thông tin và hình ảnh của mình được truyền tải tự nhiên tới các quốc gia khác còn cao hơn nữa. Tuy nhiên, sức mạnh mềm văn hóa được hình thành một cách tự phát như vậy thì hiệu quả đạt được chắc chắn s thấp và chậm, mức độ hấp dẫn, thu hút và đóng góp vào việc gia tăng sức mạnh quốc gia của văn hóa không tương xứng với tiềm năng. Hơn nữa, trong hội nhập quốc tế, đa số các quốc gia khác đều tranh thủ chủ động và tự giác phát huy sức ảnh hưởng về văn hóa của họ nhằm đạt được các mục tiêu và lợi ích cho chính mình. Vì vậy, chỉ khi các chủ thể nhận thức được sự cần thiết của việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa c ng như vai tr của bản thân, t đó chủ động phát huy sức mạnh mềm văn hóa một cách tự giác thì hiệu quả đạt được s cao hơn, nhanh hơn.

- Đối với chủ thể lãnh đạo, quản lý:

Các chủ thể l nh đạo, quản lý cần xây dựng một kế hoạch tổng thể, lộ trình chi tiết nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hóa của đất nước.

Nhận thức về văn hóa và vai tr của văn hóa đối với sự phát triển của Đảng và Nhà nước ta đ được phát triển qua nhiều giai đoạn cách mạng. Trong văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa - bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng ta đ kh ng định văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) mà Đảng phải l nh đạo. Sau ngày giải phóng, Đảng ta tiếp tục kh ng định văn hóa không chỉ là một mặt trận của sự nghiệp cách mạng, là v kh

cách mạng mà còn là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Nhận thức về vai trò của văn hóa tiếp tục được phát triển khi Đảng ta kh ng định văn hóa là “mục tiêu, động lực” để phát triển kinh tế - xã hội (Đại hội X, XI), là “sức mạnh nội sinh” của sự phát triển (bắt đầu t Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII). Có thể nói, qua các thời kỳ, nhận thức về vai trò của văn hóa của Đảng ta ngày càng toàn diện hơn. Trên cơ sở định hướng của Đảng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, Nhà nước ta đ có những chiến lược, chính sách cụ thể cho công tác văn hóa trong thời gian qua. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đ ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; năm 2011 an hành Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020; năm 2016 an hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các chiến lược này đều kh ng định phải coi trọng văn hóa và gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Ngoại giao văn hóa và công nghiệp văn hóa c ng được xem như là những phương thức quan trọng nhằm nâng cao vị thế của đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, Đại hội XIII của Đảng c ng nhấn mạnh tới vai trò của văn hóa với tư cách là sức mạnh nội sinh, động lực cho sự phát triển đất nước. Hơn nữa, Đảng ta còn cụ thể hơn nữa vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển đất nước giai đoạn hiện nay, kh ng định văn hóa góp phần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong mỗi công dân. Đây là một trong những nội dung mới của văn kiện Đại hội XIII, c ng là yêu cầu cấp thiết của giai đoạn hiện nay. Bởi vì chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, để nó trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Như vậy, trải qua a mươi lăm năm đổi mới, văn hóa đ ngày càng được kh ng định rõ vai tr đối với sự phát triển. Cho tới nay, có thể nói, Đảng ta đ chú ý tới văn hóa với tư cách là “sức mạnh mềm” - một phần quan trọng trong sức mạnh tổng hợp quốc gia và xác định cần phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam. Về

mặt ch nh sách, chúng ta đ có những chiến lược phát triển riêng cho t ng lĩnh vực như: Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược phát triển du lịch ., tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực sự có một chiến lược tổng thể phát huy sức mạnh mềm văn hóa với các mục tiêu, biện pháp, cơ chế cụ thể cho t ng lĩnh vực, t ng giai đoạn theo một quan điểm xuyên suốt để gắn kết các lực lượng cùng tham gia.

T kinh nghiệm của những quốc gia đ đạt được thành công trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa như Hàn Quốc hay Singapore , có thể thấy, để đạt hiệu quả cao trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa thì mỗi quốc gia đều phải xây dựng được kế hoạch tổng thể, t đó kết nối được các ngành, các lĩnh vực nhằm hỗ trợ nhau c ng đạt được kết quả tốt nhất. Có thể nói, thành công của các bộ phim, các chương trình truyền hình, các sản phẩm âm nhạc của Hàn Quốc ở nước ngoài, tạo nên làn sóng Hàn Quốc ở nhiều nước châu Á, châu Mỹ Latinh là kết quả của một kế hoạch đầu tư và phát triển bài bản với sự l nh đạo của nhà nước và sự tham gia của nhiều lực lượng, không chỉ các cơ quan nhà nước, các nghệ sĩ Hàn Quốc mà cả các doanh nghiệp, cá nhân

Để phát huy sức mạnh mềm văn hóa, Việt Nam cần chủ động xây dựng một chiến lược tổng thể mang tầm quốc gia c ng như lộ trình chi tiết trong việc quảng bá các giá trị văn hóa, các sản phẩm văn hóa đặc trưng ra nước ngoài. Chiến lược này cần được cân nhắc phù hợp với bối cảnh quốc tế trong t ng giai đoạn, c ng như điều kiện cụ thể của Việt Nam, cả về nguồn lực kinh tế và nguồn lực con người.

Về mặt tổ chức, cần có một cơ quan trung tâm đầu não nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan, tránh sự chồng chéo trong triển khai các hoạt động phát huy sức mạnh mềm văn hóa.

Về mặt nội dung, nhà nước cần xây dựng được một lộ trình phát huy sức mạnh mềm văn hóa theo hướng xác định thứ tự ưu tiên phát huy các nguồn lực mềm văn hóa trong t ng giai đoạn để có thể đạt hiệu quả trong điều kiện nguồn nhân lực, vật lực còn hạn chế của đất nước. Theo chúng tôi, trước hết cần tập trung vào việc quảng bá các giá trị tốt đ p của văn hóa Việt Nam thông qua các hoạt động của con người Việt Nam trong lao động và học tập. Phát triển văn hóa gắn liền với

phát triển con người, do vậy những giá trị văn hóa tốt đ p của dân tộc đều bộc lộ ra thông qua những hoạt động của con người: qua hoạt động của các danh nhân văn hóa; những nhà khoa học với các sản phẩm khoa học và công bố quốc tế, những nghệ sĩ có các hoạt động nghệ thuật được ghi nhận; những người lao động có kỷ luật và trình độ c ng văn hóa giao tiếp; những biểu tượng về tinh thần và ý chí thể hiện qua các hoạt động thể thao; những học sinh, sinh viên có thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc

Về phương thức, việc quảng bá các giá trị văn hóa tốt đ p này cần được thực hiện đồng loạt qua nhiều kênh: ngoại giao văn hóa, xuất khẩu các sản phẩm văn hóa (sách, báo, phim ảnh, truyền thông, các hoạt động quốc tế ), truyền thông và phát triển du lịch. Một kinh nghiệm được rút ra t bài học của nhiều quốc gia là cần đặc biệt lưu ý đến việc định hình lối làm việc, lối sống, lối ứng x của người dân Việt Nam. So với quảng á văn hóa qua các hoạt động truyền thống, các giá trị văn hóa Việt Nam biểu hiện qua cách ứng x văn minh, thái độ sống nhân văn và tinh thần làm việc tích cực, nghiêm túc của học sinh, sinh viên hay người lao động Việt Nam làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài s tạo ấn tượng nhanh chóng và là cách truyền thông hiệu quả tới người nước ngoài về các giá trị văn hóa của Việt Nam.

Về mặt chính sách, chúng ta cần xây dựng, hoàn thiện những thiết chế văn hóa hợp lý, khoa học, thiết thực; tạo sự dân chủ trong hoạt động sáng tạo - quảng bá - tiêu dùng các sản phẩm văn hóa; k ch th ch năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ và đông đảo công chúng. Văn hóa là sáng tạo, vì vậy cần có cơ chế, chính sách khuyến kh ch, đ i ngộ đội ng văn nghệ sĩ, tr thức, các nhà khoa học để họ có nhiều tác phẩm, công trình sáng tạo lớn mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Đồng thời, nhà nước cần rà soát lại hệ thống các văn ản quy phạm pháp luật, các nghị định về công tác quản lý văn hóa để có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả hơn trong ối cảnh hiện nay để phát huy tối đa hiệu quả của lĩnh vực văn hóa. Cần có chế tài x lý mạnh đối với những hành vi xâm hại di tích, di sản văn hóa, đối với những sự kiện có hàm lượng văn hóa thấp, những phát ngôn và ứng x phi văn hóa, k m văn hóa của những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật , dẫn

đến những nhận thức lệch lạc về chuẩn mực văn hóa của nhiều người dân, chống lại những sản phẩm kém giá trị, phi văn hóa t bên ngoài du nhập và ảnh hưởng tới nền văn hóa của dân tộc.

Cùng với việc xây dựng thiết chế văn hóa, cần mở rộng và xã hội hóa công tác phát huy sức mạnh mềm văn hóa nhằm khuyến khích sự sáng tạo, giao lưu văn hóa của nhân dân, của doanh nghiệp – những chủ thể còn lại của sức mạnh mềm văn hóa đất nước. Sự tham gia của họ không chỉ góp phần mở rộng các hoạt động quảng á văn hóa mà c n tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với công chúng đại chúng ở nước ngoài. Quá trình này cần có sự giám sát và định hướng chặt ch của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa để đảm bảo thông điệp và nội dung văn hóa. Dưới sự quản lý và định hướng của nhà nước, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tư nhân thông qua các hoạt động lợi nhuận và phi lợi nhuận (quảng bá các sản phẩm văn hóa, quảng bá du lịch ) của mình không những tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước mà còn góp phần có hiệu quả cho công tác phát huy sức mạnh mềm văn hóa đất nước.

Cuối cùng, để công tác phát huy sức mạnh mềm văn hóa đạt hiệu quả cao hơn, cần xác định thứ tự khách thể ưu tiên, ối cảnh và nhu cầu tiếp cận văn hóa của họ, t đó, chúng ta mới có thể xây dựng được kế hoạch chi tiết về phương thức phát huy sức mạnh mềm văn hóa cho phù hợp với đặc điểm của khách thể mà chúng ta muốn tiếp cận. Nếu chiến lược quảng bá và phát huy sức mạnh mềm văn hóa của chúng ta đối với các quốc gia trong khu vực có thể xuất phát t những điểm chung về văn hóa, về lịch s , những mối quan hệ về kinh tế và địa lý thì chiến lược quảng á văn hóa đối với các quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới lại xuất phát t những hợp tác chiến lược về kinh tế, giáo dục, ngoại giao. Theo chúng tôi, trước tiên nên hướng tới các quốc gia trong khu vực (Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Bắc Á), sau đó là các quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới có mối quan hệ hợp tác quốc tế chiến lược, toàn diện với Việt Nam. Các quốc gia trong khu vực không chỉ có mối liên hệ với Việt Nam trong lịch s , mà còn có các mối quan hệ ràng buộc chặt ch với chúng ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế vì vị thế địa – chính trị của đất nước ta trong khu vực. Hơn nữa, việc có cùng nền tảng văn hóa phương Đông với

sự ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo c ng tạo điều kiện thuận lợi hơn để đạt tới sự thấu hiểu lẫn nhau. Ch ng hạn, cả Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo, vì vậy các sản phẩm và hoạt động văn hóa hướng tới những điều này (du lịch tâm linh, các di sản Phật giáo) dễ tạo được sự thiện cảm và hấp dẫn đối với công chúng.

- Đối với trí thức, văn nghệ sĩ:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về xây dựng đội ng tr thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đ kh ng định đội ng văn nghệ sĩ là một bộ phận thiết yếu của trí thức Việt Nam - lực lượng sáng tạo đặc biệt, quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đóng góp vào việc phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà ản sắc dân tộc bằng việc sáng tạo những công trình văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, xứng tầm với những thành tựu vẻ vang của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để nâng cao nhận thức, tính chủ động, tích cực của đội ng tr thức, văn nghệ sĩ Việt Nam trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa, trước hết, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ, người làm công tác văn hóa, cán bộ quản lý văn hóa các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa, am hiểu thấu đáo về bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng nghề nghiệp, đặc thù của lao động nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ độc đáo của tác phẩm văn học nghệ thuật. Họ chính là những người trực tiếp thực hiện kế hoạch phát huy sức mạnh mềm văn hóa của đất nước.

Đối với đội ng văn nghệ sĩ, cần bồi dưỡng về mặt lý tưởng, ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bồi dưỡng tinh thần hết lòng gìn giữ, phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam thông qua các tác phẩm của bản thân. Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ng văn nghệ sĩ để họ tự do sáng tạo nên các tác phẩm, v a thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, v a mang hơi thở thời đại. Chỉ khi có những tác phẩm, những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời phù hợp với thời đại, chúng ta mới mang được nền văn hóa của nước mình tiếp cận với thế giới. Đối với một số ngành nghệ thuật truyền thống, cần có những chính sách nhằm tôn vinh các nghệ nhân dân gian – những người nắm giữ vốn tri thức, kinh nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật đó.

- Đối với chủ thể nhân dân:

Với tư cách là những chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ ( ĐỖ THỊ VÂN HÀ ) (Trang 124 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w