sản xuất gạch ốp lát ảnh hởng đến công tác quản lý sản xuất
Một số thiết bị phụ trợ: Trạm biến áp, Máy phát điện, Máy nén khí, Máy làm lạnh, Trạm bơm nớc, Trạm gas, Trạm dầu.
Toàn bộ các thiết bị trên dây chuyền hoạt động đều phải sử dụng điện năng và khí nén. Vì vậy, các nhà sản xuất bao giờ cũng phải lắp đặt một máy phát điện dự phòng. Ngoài ra, một số thiết bị hoạt động cần đợc làm mát và sử dụng nớc sạch.
Các thiết bị tại các công đoạn hoạt động nối tiếp nhau, bán thành phẩm đầu ra của công đoạn này là đầu vào của công đoạn tiếp theo. Trên toàn dây chuyền, chỉ có công đoạn nghiền hồ, sấy phun và nghiền men là có các thiết bị chứa bán thành phẩm để dự trữ cho công đoạn sau, còn toàn bộ các công đoạn khác đều không có thiết bị dự trữ hoặc có thể dự trữ một lợng rất nhỏ. Vì vậy, đòi hỏi các thiết bị phải đảm bảo khả năng hoạt động đồng bộ trong cùng một thời điểm. Nếu vì bất kỳ một thiết bị nào không thể hoạt động thì ngay lập tức làm cho các thiết bị trớc và sau nó đều phải ngừng theo.
Máy nghiền hồ hoạt động gián đoạn theo mẻ nghiền, công suất tiêu thụ điện của máy nghiền rất lớn thờng lớn hơn 100KW.
Tháp sấy phun hoạt động theo từng đợt. Tháp sấy phun là thiết bị hoạt động ở nhiệt độ và áp lực trung bình. Mỗi lần hoạt động tháp sấy phun phải chạy không tải trong thời gian 30 – 60 phút. Điều này gây hao điện năng và nhiên liệu.
Máy nghiền hồ và tháp sấy phun hoạt động độc lập với nhau và độc lập với dây chuyền chính.
Dây chuyền chính, từ cylo chứa bột ép, máy ép tạo hình, máy sấy mộc sau ép, dây chuyền tráng men, in lới nạp tải, dỡ tải, lò nung và máy phân loại hoạt động liên tục và phụ thuộc lẫn nhau.
Trong dây chuyền chính, lò nung là một thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao (từ 1140 - 11800C). Việc khởi động lại hoặc tắt lò phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của lò, thời gian khởi động lò hay tắt lò từ 2 - 3 ngày. Trong thời gian khởi động hay tắt lò, lò vẫn tiêu thụ nhiên liệu và điện năng.
Khu vực nghiền men hoạt động gián đoạn theo mẻ và độc lập với dây chuyền chính.
Với đặc điểm nh vậy, làm cho các thiết bị có tác động qua lại lẫn nhau rất lớn, thiết bị tại một công đoạn không những ảnh đến sản lợng của chính công đoạn đó, mà còn ảnh hởng đến sản lợng của công đoạn trớc và sau. Vì vậy, các thiết bị khi xảy ra sự cố đều phải dừng dây chuyền hoặc dây chuyền hoạt động với nhịp độ chậm.
Để khắc phục điều này, nhà quản lý phải tổ chức hệ thống quản lý dây chuyền thiết bị thật tỷ mỉ, chi tiết và chính xác. Các thiết bị phải đợc mở nhật ký theo dõi quá trình hoạt động, quá trình bảo dỡng sửa chữa, thay thế. Tổ chức công tác kiểm tra, bảo dỡng cho từng thiết bị cụ thể theo kế hoạch hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm. Đặc biệt, việc lập kế hoạch sản xuất, điều hành nhịp độ sản
xuất phải nhịp nhàng, ăn khớp với tình trạng thiết bị, kế hoạch sửa chữa bảo dỡng thiết bị.