(Preamplifier) cho hướng thu. Hiện nay, các nút mạng WDM có thể hoạt động ở các bước sóng băng C (1530 -1565nm) và băng L (1565-1625nm) do bộ khuếch đại EDFA hoạt động được trên hai băng sóng này.
1.4.2.c Bộ khuếch đại đường quang (OLA)
Các bộ khuếch đại đường quang OLA (Optical Line Amplifier) được dùng ở giữa các liên kết quang với những khoảng cách bằng nhau (trên thực tế có thể khoảng cách đặt các OLA không bằng nhau nhưng phải nhỏ hơn một giá trị khoảng cách nhất định, thường là 100-200km). Trên hình 1.16 là sơ đồ khối của OLA, thành phần cơ bản một hoặc nhiều khối độ lợi là sợi EDF mắc nối tiếp với nhau, giữa các chặng độ lợi có thể là bộ bù tán sắc (dispersion compensasor) để bù tán sắc tích lũy dọc theo tuyến quang.
Hình 1.16 Sơđồ khối của một bộ khuếch đại đường dây quang điển hình.
Bộ OLA còn có các thiết bị thực hiện chức năng ghép/tách kênh giám sát OSC. Tại đầu vào khi chưa qua các khối độ lợi, kênh giám sát OSC được lọc lại và đưa vào đầu thu OSC. Tiếp đến, sau khi khuếch đại các kênh tín hiệu thuộc các bước sóng khác nhau, kênh OSC được ghép chung vào với các kênh tín hiệu và truyền đi. Như vậy, kênh OSC không được khuếch đại bởi các OLA. Bộ OLA cũng có thể được cấu hình gồm bộ khuếch đại Raman thực hiện chức năng khuếch đại phân bố bằng cách cấu hình tại đầu vào của nó nguồn bơm Raman có công suất quang lớn, bơm ngược chiều với chiều tín hiệu đi vào.
Ngoài các ứng dụng chính làm các bộ khuếch đại trên đường truyền quang, các bộ khuếch đại quang còn được sử dụng trong các bộ chuyển đổi bước sóng. Việc chuyển đổi
λOSC λOSC Laser Bơm Raman Máy thu λ1, λ2,… λw OADM Chặng độ lợi Bộ bù tán sắc Chặng độ lợi Laser
bước sóng được thực hiện dựa trên hiện tượng bão hòa độ lợi và hiện tượng trộn bốn bước sóng FWM (Four-Wave Mixing) xảy ra trong các bộ khuếch đại quang.